4 bước để gần nhân viên hơn mà sếp nên “bỏ túi”

 

Những cởi mở, chân thành và tường tận là điều mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần để phát triển công ty vững mạnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó bởi vì sếp phải quản lý rất nhiều nhân viên. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 4 bước để gần nhân viên hơn.

4 bước để gần nhân viên hơn

Bước 1: Tìm hiểu lý do tại sao nhân viên tránh né bạn

"Chúng ta có một cơ chế phòng vệ vững chắc tạo ra xu hướng cẩn trọng trong giao tiếp với những nhân vật có vị trí quyền lực cao hơn. Đây là lý do vì sao các thông tin bạn nhận được từ những nhân viên dưới quyền thường đã được gạn lọc đi rất nhiều lớp so với điều họ thực sự nghĩ", James Detert, giáo sư khoa Quản trị của đại học Johnson Cornell từng phát biểu về môi trường công sở.

 

Tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhân viên lại né tránh bạn

Có rất nhiều người quan điểm rằng, việc nhân viên im lặng, không cởi mở với sếp sẽ khiến cho công ty không thể phát triển vững mạnh. Khi đó, các nhà lãnh đạo cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao các nhân viên lại xa lánh, sợ hãi bạn, không dám tới gần.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhân viên lựa chọn cách né tránh, im lặng với cấp trên:

- Do vị trí của bạn cao, nhân viên sợ hãi không dám tiếp xúc.

- Do gương mặt cấp trên khó gần, hung dữ hoặc tính cách người lãnh đạo hung bạo, khó tính.

- Do người lãnh đạo không đi đến nhiều các phòng ban, cơ quan, khiến việc nhân viên giao tiếp với bạn không nhiều.

>> 4 bước tìm ra khả năng tiềm ẩn của nhân viên

>> 4 cách để thu phục nhân viên văn phòng

Bước 2: Thể hiện sự chân thành

Bước tiếp theo trong quy trình 4 bước để gần nhân viên hơn mà bạn cần lưu ý đó là hãy thể hiện sự chân thành. Sau khi bạn tìm được nguyên nhân tại sao nhân viên lại luôn xa lánh, không cởi mở và thoải mái khi nói chuyện với lãnh đạo thì chân thành là yếu tố rất quan trọng. 

Cửa phòng luôn mở cùng với những lời mời gọi nhân viên sẽ là bước đột phá đầu tiên nếu bạn muốn cải thiện vấn đề. Đừng đợi đến khi nhân viên có cảm hứng và gõ cửa phòng bạn thì bạn mới có một cuộc đối thoại một vài phút.

Có rất nhiều cách để thể hiện sự chân thành đó là:

- Lãnh đạo hãy ăn trưa cùng nhân viên công ty.

- Thường xuyên hỏi thăm ý kiến nhân viên thích và không thích gì từ mình.

- Ngoài giờ làm, sếp và nhân viên có thể là những người bạn, cùng nhau đi chơi, đi uống nước.

Bước 3: Loại bỏ các cấm kỵ

Nếu có bất cứ nguyên nhân, vấn đề hay dạng phản hồi nào mà bạn đang cấm không cho nhân viên bày tỏ thì bạn cần thay đổi ngay điều đó. Hãy để nhân viên được bày tỏ suy nghĩ của mình, nêu lên những bản kế hoạch, ý tưởng hay cho công ty.

 

Loại bỏ những điều cấm kỵ trong các cuộc họp

Không những thế, bạn có thể quan sát và nói chuyện với họ về những vấn đề họ đang mắc phải.

Bước 4: Gia tăng mức độ tham gia

Bước cuối cùng trong 4 bước để gần nhân viên hơn bạn cần biết đó là: Nếu bạn muốn gần nhân viên hơn thì hãy thử hiểu họ. Có rất nhiều cách để hiểu được nhận viên như cùng nhau tham gia các hoạt động văn nghệ, teambuilding.

Một khi nhân viên của bạn không cảm thấy gắn bó với bạn và công ty thì họ sẽ không bao giờ đưa là những lời nhận xét về bạn. Chính vì thế, tại văn phòng, bạn hãy tạo ra những tác động nhất định để nhân viên nhận thấy bạn là một người lãnh đạo hòa đồng.

Lợi ích từ việc tiếp xúc cởi mở và gần gũi với nhân viên

Nhiều nhà lãnh đạo thường có suy nghĩ mình quá bận, không có thời gian để gặp các nhân viên. Nhưng họ không viết rằng nếu xây dựng được quy trình 4 bước để gần nhân viên hơn thì họ sẽ có rất nhiều lợi ích:

- Nhân viên sẽ có cái nhìn chất lượng với nhà lãnh đạo của mình. Họ sẽ nhận thấy mình đang dưới quyền của một cấp trên nhiệt tình, thấu hiểu. Từ đó, sẽ hết mình làm việc và xây dựng công ty lớn mạnh.

- Bạn sẽ có cái nhìn tổng thể và xuyên suốt với các nhân sự của công ty. Mọi người sẽ có nhận thức rõ hơn về sếp của mình và tin rằng mình đang đặt đúng vị trí và niềm tin vào công ty.

- Các cuộc trò chuyện, giao tiếp với nhân viên sẽ giúp bạn tạo ra một lượng thông tin rất lớn về tình hình nhân sự của công ty. Bạn sẽ nắm được nhân viên của mình đang bức xúc về vấn đề gì nhưng không dám nói trực tiếp với bạn để từ đó có các hướng giải quyết tốt hơn cho công ty.

- Lãnh đạo cởi mở, dễ gần với nhân viên sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng để từ đó tận tâm với công ty hơn.

 

Lãnh đạo cần phải hiểu được nhân viên cần gì

- Một công ty dù lớn và nhiều nhân viên tới đâu thì việc sếp cởi mở và thân thiện là vô cùng quan trọng. Chỉ cần bạn thân thiện với một nhân viên thì mọi nhân viên khác sẽ nhận thấy mình được tôn trọng. Hãy đối xử tốt với nhân viên mọi lúc mọi nơi để họ đem hết sức lượng làm việc cho bạn.

Với 4 bước để gần nhân viên hơn mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng các bạn sẽ thành công hơn trong việc duy trì văn hóa doanh nghiệp, thu phục được nhiều nhân viên giỏi để góp phần xây dựng lợi nhuận, doanh thu, thành công của công ty.


 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát