Tổng hợp các cách giúp nhân viên lấy lại hứng thú làm việc

 

Việc áp dụng các cách giúp nhân viên lấy lại hứng thú làm việc đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp bộ máy làm việc được vận hành trơn tru và gia tăng hiệu quả đạt được. Để biết được những cách thực hiện đó có thể là gì, bạn hãy cùng tìm hiểu thêm trong bài viết mà Acabiz đã tổng hợp dưới đây.

Nguyên nhân khiến nhân viên mất hứng thú làm việc

Trước khi tìm hiểu về các cách giúp nhân viên lấy lại hứng thú làm việc thì bạn cần nắm được những nguyên nhân khiến nhân viên mất đi hứng thú làm việc. Bởi, việc “phòng bệnh” bao giờ cũng tốt hơn là “chữa bệnh”, khi nắm được nguyên nhân, bạn sẽ biết cách phòng ngừa, từ đó giúp cho việc khắc phục vấn đề cũng được hiệu quả hơn. Cụ thể, có các nguyên nhân khiến nhân viên không còn hứng thú làm việc như sau:

>> 3 quy định làm giảm hiệu suất làm việc của nhân viên 

     Lý giải nguyên nhân vì sao nhân viên ngại lên tiếng

- Những đóng góp của nhân viên không được công nhận: Khi những đóng góp, đề xuất hay nỗ lực của nhân viên không được công nhân thì họ sẽ cảm thấy bản thân không được tôn trọng, không có chỗ đứng, từ đó mất hẳn động lực làm việc.

 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho nhân viên mất đi hứng thú làm việc

- Môi trường làm việc không lý tưởng: Hãy thử tưởng tượng, một môi trường làm việc thiếu công bằng, cạnh tranh không lành mạnh, nhân viên thường xuyên nịnh bợ để được bợ đỡ lên thì những người còn lại sẽ không còn động lực để làm việc. Lúc này, nhà lãnh đạo cần chú ý áp dụng các cách giúp nhân viên lấy lại hứng thú làm việc.

- Lãnh đạo không hiểu nhân viên: Giữa lãnh đạo và nhân viên không có tiếng nói chung khi làm việc, lãnh đạo không hiểu nhân viên của mình khiến họ cảm thấy việc mình cống hiến hay làm việc đều như “đổ sông đổ biển”. Và chắc chắn, lâu dần sẽ mất đi hứng thú làm việc.

- Lương, chế độ phúc lợi không tương xứng: Khi nhân viên cố gắng nỗ lực cống hiến nhưng không được nhận một mức lương xứng đáng thì chắc chắn họ sẽ làm việc với một thái độ thờ ơ và thiếu sự cống hiến hết mình.

Cách giúp nhân viên lấy lại hứng thú làm việc

Thực tế, có rất nhiều cách giúp nhân viên của bạn “detox” lại tinh thần làm việc, giúp gia tăng sự hứng thú để làm đòn bẩy cho hiệu quả đạt được. Cụ thể, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:

Hãy xây dựng sự phong phú cho công việc

Việc xây dựng sự phong phú cho công việc ở đây không phải là làm mới hay tạo ra nhiều việc cho nhân viên, mà sự phong phú chính là thước đo giúp nhân viên cảm thấy thoải mái và hứng thú khi làm việc.

 

Sự phong phú khi làm việc sẽ giúp nhân viên lấy lại được hứng thú hiệu quả hơn

Ví dụ, nhân viên của bạn đang làm công việc chính là sáng tạo nội dung cho website. Bạn không thể ép nhân viên của mình sáng tạo nội dung cho một sản phẩm trong cả một tuần. Thay vào đó, bạn có thể thêm các sản phẩm xen kẽ vào cho nhân viên bên cạnh sản phẩm đó, nhưng vẫn ưu tiên sản phẩm đó là số 1. Điều này sẽ khiến nhân viên của bạn không bị nhàm chán với công việc mà bản thân đang đảm nhiệm.

Tạo ra nhiều cơ hội cho nhân viên

Mỗi nhân viên đi làm đều mong muốn bản thân mình được cống hiến và đền đáp xứng đáng. Đây cũng chính là động lực để nhân viên hứng thú làm việc hơn mỗi ngày. Do đó, mỗi khi bắt tay vào thực hiện một công việc nào đó, nhà quản lý cần biết cách tạo ra nhiều cơ hội để nhân viên được phát triển hiệu quả hơn. Đây cũng là cách giúp nhân viên lấy lại hứng thú làm việc được nhiều nhà lãnh đạo tài ba áp dụng.

Ví dụ, nếu nhân viên của bạn sau một thời gian làm việc xuất hiện nhiều tài lẻ thì nhà quản lý cần biết cách ứng dụng tài lẻ đó vào công việc. Và một điều tối kỵ đó là trước khi mở rộng cơ hội cho nhân viên thì bạn cần tìm hiểu xem nhân viên của mình có thực sự hứng thú với điều đó không. Nếu câu trả lời là không thì không nên áp dụng vì nó vô tình trở thành một sự bắt ép.

Thường xuyên theo dõi và động viên nhân viên

Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết cách động viên nhân viên của mình mỗi khi họ gặp khó khăn hay thất bại. Và để làm được điều này thì nhà lãnh đạo cần có một khoảng thời gian nhất định để theo dõi nhân viên của mình. Ví dụ, trong quá trình làm việc, nhân viên của bạn gặp khó khăn ở một công đoạn nào đó thì thay vì quát tháo nhân viên thì bạn hãy ân cần training lại cho nhân viên. Chắc chắn, cách này sẽ giúp cho nhân viên có được hứng thú khi làm việc.

 

Việc theo dõi và động viên nhân viên sẽ giúp họ cảm thấy muốn cống hiến nhiều hơn

Việc làm này còn thể hiện nhà lãnh đạo là một người có tâm, biết cách quan tâm và tôn trọng nhân viên. Nhờ vậy, nhân viên sẽ có tâm lý muốn gắn bó lâu dài và cống hiến nhiều hơn.

Qua bài viết trên, Acabiz đã chia sẻ cho các nhà quản lý/lãnh đạo những cách giúp nhân viên lấy lại hứng thú làm việc hiệu quả nhất. Bạn có thể áp dụng vào thực tiễn để tăng năng suất làm việc cao hơn.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz