QUY TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP

Quản lý nhân sự luôn là vấn đề nan giải trong doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý cần có sự linh động và sáng tạo. Vậy làm sao để xây dựng quy trình quản lý nhân sự hiệu quả, hãy tìm hiểu ở bài viết dưới đây của Acabiz.

Bước 1: Thiết lập hệ thống quản trị nhân sự

Để xây được một quy trình quản lý nhân sự, nghĩa là khi nhà lãnh đạo cần có thông tin cả bất kì nhân viên nào thì hệ thống đều có thể cung cấp một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo không cần sử dụng phần mềm quản lý nào mà có thể thực hiện dựa vào cách xây dựng và quản lý dữ liệu của bộ phận nhân sự. Một số phương pháp có thể sử dụng triển khai như:

- Bảng thông tin theo dõi nhân sự: Mỗi phòng ban trong công ty nên tạo các file dữ liệu thông tin của từng nhân viên bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh,ưu nhược điểm trong công việc,...

- Bảng theo dõi tuyển dụng: giúp bộ phận quản trị nhân sự thuận tiện trong việc tra cứu thông tin tuyển dụng và lựa chọn ra được ứng viên phù hợp đáp ứng yêu cầu nhân sự cho từng bộ phận

- Bảng theo dõi trình độ nhân sự: giúp các nhà quản lý đánh giá năng lực để sắp xếp công việc phù hợp

- Bảng theo dõi lương: giúp các nhà lãnh đạo nắm rõ lương cho từng vị trí để có những điều chỉnh phù hợp

Bước 2: Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân sự

Đây là quy trình phù hợp với từng mô hình của doanh nghiệp, bao gồm:

- Tuyển dụng và phỏng vấn nhân sự

- Kế hoạch đào tạo và thuyên chuyển nhân sự cho các phòng ban

- Các chế độ đãi ngộ, lương thưởng

- Thông báo nội quy, văn hóa doanh nghiệp đang áp dụng

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

>> Chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả trong doanh nghiệp

>> Nhà quản trị doanh nghiệp giỏi không thể thiếu 8 quy tắc nào

>> 5 xu hướng quản trị doanh nghiệp năm 2020

Bước 3: Xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể cho từng nhân viên

Việc lên kế hoạch chi tiết công việc cho từng nhân viên là một cách rất hiệu quả cho doanh nghiệp. 

- Về phía nhân viên: họ sẽ định hướng được công việc cần làm một cách nhanh chóng, không mất nhiều thời gian khi bắt đầu công việc mới. Đặc biệt, khi bắt đầu một công việc mới, nhân viên sẽ không bị choáng ngợp với công việc, giúp họ có tâm lý sẵn sàng để bắt tay vào làm việc.

- Về phía nhà quản lý: bám sát được quá trình làm việc của nhân viên một cách dễ dàng, từ đó đưa ra được lộ trình đào tạo nâng cao năng lực phù hợp cho nhân viên. Với cách quản lý này sẽ đem lại hiệu quả chuyên môn cao cho các doanh nghiệp.

Bước 4: Hướng dẫn cách thức làm việc cho nhân viên mới một cách cụ thể

Với những nhân viên mới gia nhập vào công ty, họ rất dễ bị hoang mang với môi trường làm việc mới. Vì vậy người quản lý cần hướng dẫn cụ thể công việc và giao việc cho nhân viên mới. Dù cho nhân viên đó có nhiều kinh nghiệm nhưng mỗi môi trường lại có cách làm việc khác nhau, chính vì thế cần có sự hướng dẫn để giúp họ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới.

Bước 5: Đánh giá công việc rõ ràng

Mỗi phòng ban cần xây dựng bảng theo dõi, đánh giá công việc hàng tuần, hàng tháng. Đây là cách để nhà quản lý biết nhân viên cả mình làm gì, đánh giá công việc của nhân viên từ đó có nhiều cách để đánh giá hoặc khen ngợi.

Bước 6: Chinhs sách lương, thưởng minh bạch

Chính sách lương, thưởng là yếu tố quyết định nên một người quản lý tài ba giúp bạn giữ chân nhân sự. Ngoài mức lương hấp dẫn, tiền thưởng cũng là yếu tố khích lệ nhân viên tăng năng suất làm việc và cống hiến hết mình trong công việc. 

Với những người xứng đáng, làm việc hiệu quả, tiền thưởng là sự ghi nhận và giúp họ làm việc tốt hơn. Ngược lại, với những nhân viên không hoàn thành tốt công việc, quản lý cũng nên xây dựng mức phạt để họ nhận ra sai lầm và tránh mắc phải.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz