Cá nhân hóa là việc kết hợp giữa cái tôi và sự kiêu căng, nó thường khiến người đón nhận cảm thấy khó chịu. Trong kinh doanh, cuộc họp có rất nhiều lãnh đạo đã dùng cá nhân hóa để ép buộc nhân viên của mình. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm cách giải quyết, loại bỏ cái tôi khi ra quyết định để công việc hiệu quả hơn.
Dưới đây sẽ là một số lưu ý mà mỗi nhà quản lý cần phải tự hỏi bản thân, nếu muốn loại bỏ cái tôi cao “ngất” của mình.
Quyết định này có tốt cho công ty?
Khi bạn không hỏi ý kiến của người khác hay có thông báo nhưng không ai chấp nhận, cái tôi quá cao khiến bạn ép buộc mọi người phải thực hiện điều đó. Tuy nhiên, nhân viên làm việc một cách chống đối, trì trệ và không hiệu quả. Khi bạn quyết định một điều gì thì hãy xem xét xem nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng thực hiện của mọi người trong công ty hay không. Các nhà quản lý thúc giục, ép buộc nhân viên phải làm được những điều đề ra vượt chỉ tiêu mà không hề trợ giúp họ.
Để cái tôi quyết định mọi việc sẽ gặp rất nhiều phản đối từ nhân viên
Thêm nữa, các quyết định của nhà lãnh đạo đưa ra chính là một đáp án ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên. Các nhân viên cần phải làm theo những điều này. Vì vậy, nếu ông chủ chỉ chăm chăm nghe theo ý kiến của mình, cho rằng quyết định của mình là đúng nhất, thì bản thân nhân viên sẽ thấy rằng sếp mình chỉ làm những điều gì mà ông ta thấy có lợi cho bản thân mà không nghĩ tới người khác. Nhân viên từ đó cảm thấy rất khó chịu, thậm chí gây ra xung đột.
>> Kỷ luật và sa thải trong quản lý nhân sự
Ngăn ngừa nhân viên gian lận trong công việc tài chính
Loại bỏ cái tôi quyết định
Đừng bao giờ để cái tôi kiểm soát lý trí của bạn. Một cái tôi tốt không sao nhưng nhiều cái tôi bảo thủ, cố chấp sẽ làm bạn bị mù quáng trước những vấn đề như nhân sự nghỉ việc, khách hàng bỏ đi, nhuệ khí nhân viên ở lại càng ngày càng giảm xuống.
Khi bạn bàn bạc với bất cứ ai, bất cứ nhân viên nào thì hãy vứt bỏ cái tôi của mình khi đưa ra quyết định. Đừng vì cái tôi lợi ích cá nhân mà không đoái hoài đến lợi ích của cộng đồng.
Cần nhìn nhận những quyết định hay của tập thể
Nhìn nhận lợi ích chung
Các nhà lãnh đạo cần phải có tầm nhìn xa trông rộng, đừng chăm chăm nhìn nhận lợi ích cá nhân. Khi nhân viên góp ý, bạn cần bỏ cái tôi và ngồi lại, đánh giá lại xem quyết định đó như thế nào mà khiến nhân viên phản đối, quyết định đó vượt quá khả năng làm việc của công ty…
Đừng để cái tôi của mình ảnh hướng đến công việc, nó sẽ khiếncông việc không đạt hiệu quả, mất đi nhiều cơ hội. Không những vậy, việc loại bỏ cái tôi khi ra quyết định còn giúp bạn cởi mở, tạo được sự thân thiện và xây dựng sự công bằng.