Tinh thần trách nhiệm trong công việc là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả làm việc của cả một đội ngũ. Và nếu bạn muốn thành công trong việc phát triển sự nghiệp cá nhân thì tinh thần trách nhiệm cũng có vai trò tác động rất lớn.
Vậy vì sao tinh thần trách nhiệm trong công việc lại đặc biệt quan trọng đến vậy? Đâu là cách để giúp cho nhân viên có tinh thần trách nhiệm hơn trong quá trình làm việc để đạt được kết quả tốt nhất? Cùng Acabiz theo dõi nội dung bài viết dưới đây!
Vai trò của tinh thần trách nhiệm trong công việc?
Nâng cao sự tin tưởng
Tinh thần trách nhiệm trong công việc không chỉ là yêu cầu mà nhà quản lý dành cho nhân viên mà chính nhân viên cũng mong muốn điều đó ở công ty và cấp trên của mình. Đây chính là yếu tố ưu tiên ở bất cứ môi trường làm việc nào nếu như doanh nghiệp muốn xây dựng lòng tin, sự trung thành từ phía nhân viên của mình.
Nếu như một doanh nghiệp không có tinh thần trách nhiệm ở cả 2 phía thì sẽ là nguyên nhân dẫn tới một nền văn hóa độc hại. Sự thiếu trách nhiệm ở một số cá nhân trong công việc sẽ tạo ra suy nghĩ lo lắng, bực tức ở những người khác vì những cá nhân đó đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc riêng của mình và cả nhóm. Ngược lại, nếu như ai cũng có trách nhiệm với công việc mình phụ trách thì cả nhóm sẽ cảm thấy tự tin hơn trong việc đem lại kết quả tốt nhất cho công việc.
Cải thiện hiệu suất làm việc
Một người có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn chủ động tình ra giải pháp để hoàn thành công việc với kết quả tốt nhất. Và tất nhiên, trong một đội ngũ mà ai cũng có tinh thần trách nhiệm trong công việc như vậy thì chắc chắn là năng suất và kết quả đạt được sẽ còn vượt xa cả kỳ vọng. Thế nhưng, trong quá trình làm việc, vai trò và phần việc cá nhân cũng cần phải được làm rõ và quy trình thực hiện cũng phải được theo dõi chi tiết. Điều này sẽ đảm bảo hạn chế sự chồng chéo cũng như quản lý thời gian hiệu quả để hoàn thành công việc.
Tạo cơ hội phát triển cho nhân viên
Nhân viên sẽ mãi “dậm chân tại chỗ” nếu như họ không bao giờ nhận trách nhiệm về những lỗi sai của mình. Việc cần làm của đội ngũ quản lý chính là tạo ra một môi trường với văn hóa trách nhiệm được đẩy lên cao và đem tới cơ hội cho nhân viên nhận định lại cách làm việc, có những điều chỉnh thay đổi để có thể phát triển sự nghiệp tốt hơn trong tương lai.
>> Ưu và nhược điểm khi làm việc từ xa
>> Những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo tài ba
Làm thế nào để nhân viên thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc?
Xác định mục tiêu
Đứng ở vị trí của nhà quản lý, trách nhiệm của bạn là phải truyền tải cho nhân viên của mình những mục tiêu rõ ràng của công việc và những điều mà bạn mong muốn ở nhân viên của mình. Nhân viên nắm rõ được phần trách nhiệm trong công việc của mình sẽ giúp họ dễ dàng xác định vai trò và cách thực của mình sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất. Nhân viên cũng sẽ có động lực làm việc hơn khi biết mình đóng vai trò quan trọng góp phần vào các hoạt động phát triển của công ty.
Quan tâm và theo dõi kịp thời
Nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý đó là thường xuyên quan tâm và theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên. Điều này đồng thời thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc của đội ngũ quản lý cũng như thúc đẩy sự tự giác của nhân viên trong doanh nghiệp.
Lắng nghe và giải quyết vấn đề của nhân viên
Hậu quả của những người thiếu trách nhiệm trong công việc được phản ánh trực tiếp trong kết quả làm việc kém, năng suất thấp của nhân viên và họ cũng sẽ chẳng thiếu lý do để biện minh cho mình. Cho nên, cấp trên hãy cố gắng tạo cơ hội cho nhân viên chia sẻ để mình lắng nghe những lý do, xác định rõ lý do nào là thực sự hợp lý và chấp nhận được để từ đó đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng giúp nhân viên nhanh chóng lấy lại phong độ làm việc trong thời gian tới.
Kịp thời khen thưởng nhân viên
Để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, nhà quản lý cũng cần phải kịp thời nhìn ra sự tiến bộ cũng như có hành động khen thưởng cho nhân viên về kết quả tốt mà họ đã đạt được. Nhân viên sẽ quan tâm đầu tư nhiều hơn cho công việc khi mà những nỗ lực của họ được trân trọng và ghi nhận và có thể chính nhân viên đó còn làm gương cho đồng nghiệp noi theo. Lợi ích của doanh nghiệp chính là việc có một môi trường làm việc tích cực để nhân viên phấn đấu mỗi ngày.
Thể hiện vai trò của nhà quản lý
Nhà quản lý chính là người tạo ra văn hóa trách nhiệm trong môi trường công ty và có tác động không nhỏ đến sự hình thành thói quen làm việc của một nhân viên. Nếu như một người quản lý thường xuyên làm sai quy tắc của công ty như đi họp muộn, không hoàn thành công việc trước thời hạn, chối bỏ trách nhiệm khi mắc sai lầm,…thì nhân viên cũng chẳng thể khá hơn được. Hãy lưu ý những điều sau đây để bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một nhà quản lý:
- Giữ lời hứa và hoàn thành công việc đúng thời hạn
- Nhận trách nhiệm lớn nhất trong các công việc của nhóm
- Kịp thời hỗ trợ khi nhóm gặp vấn đề cần giải quyết
- Trong các cuộc họp, tôn trọng đội ngũ nhân viên của mình bằng cách chuẩn bị trước và đúng hẹn.
Nếu như đội nhóm của bạn đang thiếu đi tinh thần trách nhiệm trong công việc, hãy tham khảo nội dung hữu ích trên đây để có những định hướng và thay đổi đúng đắn giúp cải thiện vấn đề ngay lập tức nếu không muốn điều này làm ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.