Quy trình đánh giá nhân viên là nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ ban lãnh đạo và các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Đánh giá nhân viên là cơ sở chính xác nhất để bạn phân loại năng lực, giao việc đúng người, đúng chuyên môn nhằm đảm bảo mang lại những kết quả làm việc tốt nhất. Tuy nhiên trong khi triển khai quy trình đánh giá nhân viên, nhà quản lý vẫn tổn tại nhiều quan niệm sai lầm khiến cho việc đánh giá không bám sát thực tế.
Theo dõi bài viết dưới đây để giúp bạn có thể khắc phục được 7 quan niệm sai lầm khi đánh giá nhân viên.
1. Không rõ ràng về tiêu chuẩn đánh giá
Khi thực hiện đánh giá nhân viên, nhà quản lý phải vạch ra một kế hoạch với những tiêu chuẩn đánh giá bám sát năng lực chuyên môn của từng cá nhân, bộ phận thì mới có thể đảm bảo được tính chính xác trong hoạt động đánh giá nhân viên sau này. Sự không rõ ràng, thống nhất về các tiêu chuẩn đánh giá cùng những quyết định ngẫu hứng của nhà quản lý sẽ dẫn tới những khó khăn trong việc không thể thống nhất ý kiến giữa các thành viên trong hội đồng ban lãnh đạo, giữa người quản lý thực hiện đánh giá với nhân viên cấp dưới.
2. Thời gian làm việc quyết định hiệu quả công việc
Rất nhiều nhà quản lý có quan niệm rằng: nhân viên làm việc đủ giờ hoặc quá số giờ quy định sẽ mang lại kết quả công việc tốt hơn so với những nhân viên khác. Thế nhưng, thực tế nghiên cứu tại Thụy Điển lại chỉ ra rằng nhân viên của họ có hiệu quả công việc cao hơn khi được cho phép làm việc 6 tiếng/ngày.
Nhiều nghiên cứu khác trên thế giới khi đo lường hiệu quả làm việc của nhân viên dựa trên thời gian, đa số kết quả cũng công nhận rằng: những nhân viên có thời gian làm việc ít và có thời gian nghỉ giải lao thích hợp trong một ngày có thể đảm bảo năng suất làm việc cao hơn bình thường. Như vậy, việc đánh giá nhân viên không hoàn toàn phụ thuộc vào thời gian mà họ ngồi tại nơi làm việc.
3. Mức lương cao giúp nhân viên có động lực làm việc
Trong một nghiên cứu đến từ BCG (Công ty tư vấn Boston), nhân viên được trả lương cao không làm thay đổi quá nhiều đến hiệu quả công việc và làm cho họ cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm việc trong công ty. Kết quả nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng, vấn đề thu nhập cao chỉ xếp hạng thứ 8 về những yếu tố quyết định sự hạnh phúc của nhân viên nơi công sở. Các yếu tố quan trọng hơn đó là: nhân viên được đánh giá cao, mối quan hệ với đồng nghiệp tốt,…
4. Triển khai các kế hoạch mới liên tục
Việc nhân viên thường xuyên tạo ra những ý tưởng mới, lập các kế hoạch và triển khai các dự án mới khiến nhiều nhà quản lý vội vàng đánh giá đó là người có hiệu quả làm việc cao. Thế nhưng nếu cứ lao vào những kế hoạch và dự án mới liên tục sẽ thì về lâu dài cũng sẽ tạo ra áp lực công việc cho nhân viên, làm giảm năng suất làm việc. Cho nên, nhà quản lý giúp nhân viên của mình điều chỉnh công việc, họ cần có những khoảng thời gian suy nghĩ, thử nghiệm thật kỹ trước khi bước vào một dự án mới.
5. Không đánh giá tổng quát nhân viên trong thời gian dài
Việc đánh giá nhân viên không có sự tổng quát là quan niệm sai lầm mà nhiều quản lý không để ý tới. Điều này có thể dẫn tới sự đánh giá thiếu chính xác và công bằng cho tất cả các nhân viên trong đội nhóm vì nhiều khi nhà quản lý chỉ chú trọng vào những kết quả gần nhất của một cá nhân nào đó. Để khắc phục sai sót trong quy trình đánh giá nhân viên.
>> Lý do khiến doanh nghiệp khó tuyển người làm
>> 3 mục tiêu then chốt để xây dựng quy trình đào tạo nội bộ hiệu quả
6. Chỉ tập trung đánh giá chuyên môn của nhân viên
Người làm việc giỏi, có chuyên môn công việc cao chưa chắc sẽ có thể trở thành một nhà quản lý tốt nếu như không có cơ hội được đào tạo và rèn luyện các kỹ năng quản lý bắt buộc. Không chỉ tập trung vào công việc cá nhân, nhà quản lý còn nắm giữ nhiệm vụ quan trọng hơn đó chính là hiểu rõ về thành viên trong đội nhóm của mình, phát hiện ra thế mạnh riêng của từng cá nhân và hỗ trợ họ phát huy được thế mạnh đó để làm việc hiệu quả hơn. Chính vì thế, nếu như nhà quản lý khi đánh giá nhân viên chỉ tập trung vào năng lực chuyên môn thì đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.
7. Nhân viên làm việc từ xa không gắn bó lâu dài
Mô hình làm việc từ xa chưa thực sự phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay do nhiều nhà lãnh đạo quan niệm rằng: làm việc từ xa không mang lại kết quả cao và làm giảm sự gắn bó của nhân viên với tổ chức. Tuy nhiên điều này là sai với nghiên cứu của Đại học Stanford khi kết quả chỉ ra rằng, hiệu quả công việc của nhân viên tăng lên đáng kể khi họ được tạo điều kiện làm việc tại nhà, giúp nhân viên có tinh thần thoải mái để làm việc hơn là “gò bó” trong môi trường công sở 8 tiếng/ngày.
Xây dựng quy trình đánh giá nhân viên là kỹ năng quản lý cần thiết mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng cần phải làm được. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan mà nhiều nhà quản lý có thể mắc phải các sai lầm khiến cho việc đánh giá không được chính xác. Thông qua những nội dung mà Acabiz cung cấp trên đây, chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể khắc phục được những sai lầm của mình và phát triển kỹ năng quản lý tốt hơn.