Có những mô hình đào tạo trong doanh nghiệp nào? chính là thắc mắc chung của nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay. Để có được câu trả lời chính xác nhất cho thắc mắc này, bạn hãy “bỏ túi” ngay những kiến thức hữu ích mà Acabiz chia sẻ dưới đây.
Có những mô hình đào tạo trong doanh nghiệp nào?
Thực tế, việc phân loại mô hình đào tạo trong doanh nghiệp sẽ dựa trên một số yếu tố nhất định. Điều này nhằm tối ưu hóa yêu cầu, định hướng mà doanh nghiệp mong muốn có được trong quá trình đào tạo. Cụ thể, bao gồm những mô hình sau đây:
Mô hình theo định hướng nội dung đào tạo
Dựa theo định hướng nội dung đào tạo, mô hình đào tạo trong doanh nghiệp lại được chia thành 2 dạng cụ thể như sau:
- Đào tạo định hướng doanh nghiệp: Hình thức đào tạo này được xây dựng nhằm tiến hành đào tạo các cách thức, kỹ năng, phương pháp làm việc cụ thể theo từng doanh nghiệp. Do đó, một khi nhân viên dừng công việc tại doanh nghiệp thì các kiến thức được đào tạo trước đó không có tác dụng đối với công việc mới.
- Đào tạo định hướng công việc: Khác với đào tạo định hướng doanh nghiệp, đào tạo định hướng công việc sẽ tập trung vào một loại công việc nhất định. Chính vì vậy, nhân viên có thể áp dụng kết quả của chương trình đào tạo này một cách lâu dài và phát triển bản thân một cách tốt nhất.
Mô hình theo định hướng nội dung đào tạo được chia thành 2 dạng
Mô hình theo mục đích nội dung đào tạo
Câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc có những mô hình đào tạo trong doanh nghiệp nào đó chính là mô hình đào tạo theo mục đích của nội dung đào tạo. Và trong mô hình này thì lại được chia thành 3 dạng như sau:
- Đào tạo nhân viên: Đây là hình thức mang tính đào tạo chung toàn bộ nhân viên, giúp họ tiếp xúc, làm quen với cách thức làm việc, quy định, quy chuẩn của doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao khả năng thực hành.
- Đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp: Đối với mô hình đào tạo này, nhân viên sẽ được cung cấp, chỉ dẫn để tránh các trường hợp tai nạn lao động, đặc biệt là đối với những công việc mang tính nguy hiểm và đòi hỏi khả năng đảm bảo an toàn cao.
- Đào tạo nhân viên mới: Trong trường hợp doanh nghiệp tiếp nhận nhân viên mới thì cần có sự hướng dẫn, định hướng về công việc, cung cấp những thông tin, kiến thức cần thiết. Điều này sẽ giúp cho nhân viên mới mau chóng thích nghi với hình thức làm việc tại doanh nghiệp.
>> Điểm mặt các lợi ích của đào tạo inhouse với doanh nghiệp
>> Phương pháp đào tạo nhân viên kinh doanh để nhân đôi hiệu quả
Mô hình theo cách thức tổ chức
Có những mô hình đào tạo trong doanh nghiệp nào? Câu trả lời tiếp theo đó chính là mô hình theo cách thức tổ chức. Cụ thể như sau:
- Đào tạo nhân viên chính quy: Số lượng nhân viên tham gia chương trình đào tạo này thường rất hạn chế. Bởi sau khi đào tạo, nhân viên sẽ không làm các công việc tại doanh nghiệp. Thời gian đào tạo theo mô hình này thường ngắn nhưng đòi hỏi chất lượng rất cao.
- Đào tạo tại chức: Đối với mô hình đào tạo này, doanh nghiệp có thể tiến hành đào tạo sau giờ làm việc.
Đào tạo theo cách thức tổ chức bao gồm đào tạo chính quy và đào tạo tại chức
Đối với những doanh nghiệp lớn, họ thường áp dụng các lớp cạnh xí nghiệp để tiến hành đào tạo. Bên cạnh đó, một đó doanh nghiệp sẽ sử dụng cơ sở riêng để thực hiện đào tạo. Tuy nhiên, để có thể tiến hành đào tạo theo hình thức này thì cần một số lượng nhân viên nhất định.
Mô hình đào tạo theo địa điểm
Đối với mô hình đào tạo theo địa điểm thì sẽ được chia thành 2 dạng chính là đào tạo tại nơi làm việc và đào tạo ngoài nơi làm việc. Và việc lựa chọn mô hình đào tạo nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện tiến hành đào tạo của doanh nghiệp.
Mô hình đào tạo theo đối tượng học viên
Mô hình đào tạo trong doanh nghiệp theo đối tượng học viên cũng được chia thành 2 dạng cơ bản là đào tạo mới và đào tạo đáp lại. Cụ thể như sau:
- Đào tạo mới: Đây là dạng đào tạo được áp dụng đối với những nhân viên mới nhận việc tại doanh nghiệp.
- Đào tạo lại: Dạng đào tạo này được áp dụng cho những nhân viên đã làm việc tại doanh nghiệp theo một thời gian nhất định. Mục đích của hình thức đào tạo này là nâng cao năng lực, kỹ năng cho nhân viên để đáp ứng được toàn bộ yêu cầu công việc đề ra.
Theo đối tượng học viên thì sẽ tiến hành đào tạo theo nhân viên mới hoặc đào tạo lại
Nên chọn mô hình đào tạo nào cho doanh nghiệp?
Thực tế, không thể đưa ra câu trả lời chính xác cho thắc mắc là nên chọn mô hình đào tạo nào cho doanh nghiệp. Mà việc lựa chọn mô hình sẽ tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện mong muốn được đào tạo lĩnh vực nào của doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố này nhằm hướng đến mục tiêu ban đầu mà doanh nghiệp đề ra cần phải đạt được.
Ví dụ, doanh nghiệp hiện tại đang phát triển một bộ phận mới và nhân viên đầu vào toàn nhân viên mới, thì chắc chắn phải áp dụng dạng đào tạo mới trong mô hình đào tạo theo đối tượng nhân viên.
Qua bài viết trên, chắc chắn bạn đã có câu trả lời đầy đủ nhất cho thắc mắc có những mô hình đào tạo trong doanh nghiệp nào. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn.