OKRs là phương pháp quản trị mục tiêu được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Muốn triển khai OKRs thực sự hiệu quả và tiết kiệm, doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược OKRs bài bản, chi tiết và hợp lý.
Nắm được 4 yếu tố cốt lõi để bát tay vào xây dựng chiến lược OKRs dưới đây, doanh nghiệp sẽ có thể tối ưu hóa nguồn lực thời gian, tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực thực hiện các mục tiêu phát triển của công ty.
Chiến lược OKRs là gì?
Chiến lược chính là kế hoạch hành động cụ thể hay một chương trình rõ ràng được thiết lập theo một mục đích và trình tự nhất định nhằm đạt được một hay nhiều mục tiêu cụ thể. Những mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới có thể là tổ hợp của mục tiêu dài hạn, ngắn hạn đồng thời là những cách thức, giải pháp để doanh nghiệp có thể đạt được các mục tiêu đề ra đó.
Còn OKRs bao gồm mục tiêu và kết quả chính, được coi là phương pháp quản trị mục tiêu hiệu quả giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu chiến lược quan trọng đã đề ra. Chiến lược OKRs giúp cho doanh nghiệp đảm bảo tiến độ thực hiện công việc có trọng tâm, theo trình tự cụ thể, có tính minh bạch và cải thiện chất lượng hiệu quả công việc của từng cá nhân, phòng ban trong tổ chức.
Tóm lại, chúng ta có thể hiểu cơ bản rằng chiến lược OKRs là một kế hoạch hành động cụ thể, lâu dài, là cơ sở để doanh nghiệp đạt được những kết quả, mục tiêu OKRs hướng tới.
4 yếu tổ cốt lõi của chiến lược OKRs
Một doanh nghiệp hoạt động với sự tham gia của nhiều cá nhân, nhóm, phòng ban cùng các đặc thù riêng biệt. Do đó khi xây dựng chiến lược OKRs cho cả một tổ chức, chúng ta phải cân nhắc đủ các yếu tố riêng biệt của từng đối tượng, đồng thời dựa trên cơ sở những yếu tổ cốt lõi dưới đây:
Sự linh hoạt
Chiến lược OKRs hoàn toàn có thể chỉnh sửa, thay đổi linh hoạt ở mọi thời điểm, kể cả trong chu kỳ hoạt động OKRs. Sự linh hoạt thay đổi này dựa trên những biến động thực tiễn và tình hình phát triển của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh các chiến lược OKRs và các mục tiêu xây dựng cho cả năm, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện những mục tiêu ngắn trước để làm tiền đề cho sự thành công đối với các mục tiêu lớn hơn. Có thể là OKRs theo tháng, quý tùy vào tinh hình hoạt động công ty. Với những mục tiêu ngắn dược thực hiện linh hoạt như thế này, công ty và các thành viên sẽ dễ dàng thích ứng hơn, sẵn sàng ứng phó khi có những tình huống khó đoán trước hay những biến động trong công ty.
Đơn giản
Hãy hiểu đơn giản về chiến lược OKRs chứ đừng phức tạp hóa quy trình xây dựng kế hoạch. Bạn chỉ cần đảm bảo các tiêu chí then chốt về sự đơn giản, dễ hiểu, dễ làm và bình tĩnh khi thiết lập các mục tiêu kết hợp với kết quả chính. Sự đơn giản của chiến lược OKRs giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thời gian, công sức khi thiết lập mục tiêu và kết quả cần đạt được.
Tính minh bạch
Doanh nghiệp phải đảm bảo yếu tố minh bạch khi xây dựng chiến lược OKRs, nội dung chiến lược OKRs phải được công khai cho tất cả thành viên, bộ phận trong doanh nghiệp biết. Yếu tố minh bạch của chiến lược OKRs sẽ tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong cách thức làm việc và thực hiện mục tiêu của nhân viên, phòng ban. Tất cả mọi người đều có thể nắm rõ OKRs của những nhân viên khác, kể cả cấp dưới hay các cấp quản lý, lãnh đạo.
Thiết lập 2 chiều
Không giống như cách thức quản lý truyền thống theo mô hình thác nước, nhà quản lý giao việc cho nhân viên từ trên xuống dưới, tồn tại nhiều hạn chế về sự linh hoạt, mất nhiều thời gian và giảm cơ hội phát triển của nhân viên. OKRs được thiết lập hai chiều: các mục tiêu và kết quả chính được xây dựng đồng thời từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, đây là ưu điểm nổi bật của chiến lược OKRs nhằm đề cao sự đồng thuận giữa các ý kiến của nhân viên và cấp lãnh đạo giúp cho chiến lược OKRs được thực hiện thông suốt, đảm bảo hiệu quả.
>> Hướng dẫn cách tạo OKRs cá nhân với 6 bước
>> Công cụ OKRs đơn giản nhất giúp mọi người đi đúng hướng
Dựa trên mục tiêu tham vọng
Nếu chiến lược OKRs doanh nghiệp đặt ra nhân viên có thể hoàn thành 100% thì đó là tín hiệu không tốt. Mục tiêu mà OKRs thiết lập luôn phải đảm bảo tính thử thách, táo bạo và tham vọng để thúc đẩy động lực, cố gắng, tính đột phá của nhân viên. Mục tiêu doanh nghiệp đặt ra quá dễ dàng thì có nghĩa là tham vọng của bạn chưa đủ lớn. Hãy cố gắng vươn tới những mục tiêu thú vị hơn, thách thức hơn để có thể thu hút các thành viên tham gia.
Phân loại chiến lược OKRs
Có rất nhiều cách để chúng ta phân loại chiến lược OKRs, nhưng về cơ bản thì doanh nghiệp có thể tham khảo cách phân chia thành 4 chiến lược sau:
- Chiến lược OKRs dài hạn: được xây dựng dựa theo tốc độ hàng năm cho doanh nghiệp và có thể dành cho các chi nhánh kinh doanh lớn trong công ty.
- Chiến lược OKRs trung hạn: được thiết lập dành cho đội nhóm, phòng ban theo tốc độ hàng quý.
- Chiến lược OKRs ngắn hạn: theo tốc độ tháng, tuần nhằm theo dõi tiến độ và kết quả làm việc của nhân viên.