Cần làm gì khi nhân viên biết nhiều hơn sếp?

 

Cần làm gì khi nhân viên biết nhiều hơn sếp? là một trong những câu hỏi được rất nhiều người gửi đến ACABIZ trong thời gian qua. Trong trường hợp những nhân viên dưới quyền biết rõ công việc hơn bạn, thì hãy tham khảo một số mẹo quản lý nhân viên trong bài viết dưới đây để “bỏ túi” cách giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Học hỏi từ nhân viên của mình

Khi nhân viên biết nhiều hơn sếp, bạn đừng vội lo lắng bởi điều này sẽ khiến cho họ suy nghĩ về trình độ chuyên môn của bạn. Cách giải quyết hiệu quả trong trường hợp này là tận dụng nó, nhất là khi bạn là một lãnh sếp mới, hãy cố gắng thích nghi và nỗ lực học hỏi từ chính những nhân viên đó.

Khi nhân viên biết nhiều hơn sếp bạn nên học hỏi từ chính họ

Thời gian đầu, bạn hãy dành thời gian ngồi cùng nhân viên, để ý đến những thói quen hàng ngày của họ. Sau đó, đặt ra các câu hỏi về công việc, họ sẽ chia sẻ cho bạn những kiến thức chuyên môn, cũng như những vấn đề liên quan đến công việc. Với phương pháp này, bạn sẽ nhận học được nhiều bài học bổ ích hơn việc ngồi nghiên cứu tài liệu.

Trung thực

Trong trường hợp cấp dưới hỏi bạn về những vấn đề chuyên môn mà bạn không biết thì hãy trung thực, đừng lảng tránh vấn đề. Nếu bạn cố giữ thể diện thì bạn sẽ để lộ điểm yếu của bản thân và làm giảm sự uy tín của một nhà lãnh đạo.

>> “Điểm mặt chỉ tên” các rủi ro trong kinh doanh

>> Các cách tuyển dụng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua

Bên cạnh đó, bạn hãy cho nhân viên một câu trả lời thỏa đáng nhất rằng bạn không phải là người đưa ra phương án giải quyết vấn đề được hiệu quả nhất, hãy mang câu hỏi này đến nhân viên có chuyên môn về lĩnh vực này, để có câu trả lời tối ưu nhất.

Đây chính là các giúp bạn thể hiện tốt vai trò quản lý của mình. Có thể bạn không thể trực tiếp giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng bạn sẽ tìm được “ứng cử viên” thích hợp nhất cho từng vấn đề xảy ra.

Lắng nghe nhân viên góp ý kiến

Để tăng hiệu quả, năng suất làm việc, là một nhà quản lý, bạn nên sử dụng những nhân viên giỏi như một chiếc chìa khóa để giải quyết vấn đề. Hãy hỏi và lắng nghe những ý kiến của từng thành viên trong team. Những ý tưởng đó sẽ giúp bạn tìm ra các phương pháp thú vị và hiệu quả.

 

Lắng nghe nhân viên giỏi góp ý kiến sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết vấn đề hiệu quả

Đặc biệt, khi bạn không nắm được quy trình, nhân viên giỏi sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng, những quan điểm, ý kiến trong cuộc thảo luận chính là tiền đề để xây dựng mục tiêu, cũng như cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Tôn trọng nhân viên của mình

Khi nhân viên biết nhiều hơn sếp, bạn cần phải thực sự tôn trọng nhân viên của mình. Không phải ai cũng có thể phù hợp để làm quản lý, từng vị trí sẽ có những yêu cầu và kỹ năng khác nhau. Do đó, nếu bạn có ý nghĩ rằng bạn phải tìm cách đánh bại họ vì họ đang muốn “chơi trội” thì hãy xóa bỏ định kiến này.

Điều bạn cần làm lúc này là kìm nén cái tôi và đánh giá nhân viên một cách công bằng và minh bạch. Hãy để cấp dưới của mình biết rằng bạn đang đánh giá cao và tôn trọng những cống hiện, nỗ lực của họ. Hãy chứng minh cho họ thấy bạn xứng đáng với vị trí này.

Nâng cao năng lực cho nhân viên

Dù nhân viên có biết nhiều hơn bạn, nhưng chưa chắc họ đã biết hết mọi thứ. Vì vậy, nhà quản lý cần phải nhìn ra được những kỹ năng mà cấp dưới của mình đang thiếu và cần trau dồi trong tương lai. Nâng cao năng lực cho nhân viên để họ hoàn thiện bản thân và cống hiến nhiều hơn cho công ty/doanh nghiệp.

Xây dựng lòng trung thành của nhân viên

Những nhân viên giỏi chính là “cánh tay phải” đắc lực của sếp. Để “giữ chân” được những “lão làng”, bạn hãy giúp họ hình thành mạng lưới quan hệ tốt cả bên trong lẫn bên ngoài công ty. Việc này sẽ giúp họ có được lợi thế cạnh tranh lớn và xây dựng lòng trung thành. Mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp sẽ giúp nhân viên tích lũy được nhiều kiến thức quý báu để phát triển công ty.

 

Với những nhân viên giỏi, bạn nên xây dựng lòng trung thành của họ

Tạo động lực cho nhân viên giỏi

Chắc chắn sẽ chẳng có một ai muốn gắn bó lâu dài với một công việc khiến họ buồn chán. Và khi nhân viên biết nhiều hơn sếp, nhà lãnh đạo cần phải chúng minh cho họ thấy công ty đang khuyến khích, tạo điều kiện để họ phát triển. Đừng quên dành những phần thưởng cho các cá nhân đã làm việc và cống hiến cho công ty.

Những nhân viên giỏi làm việc không chỉ vì tiền, mà họ còn muốn phát triển kỹ năng chuyên môn của bản thân. Chính vì vậy, khi được cấp trên tạo động lực, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn gấp nhiều lần.

Khi nhân viên biết nhiều hơn sếp, bạn cần có phương pháp quản lý để họ phát huy tối đa năng lực của bản thân. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các nhà lãnh đạo đã biết cách quản lý nhân viên giỏi một cách hiệu quả nhất.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz