Trang bị cho bản thân kỹ năng tư duy phản biện tốt sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều trên con đường phát triển sự nghiệp cá nhân. Nhờ vào tư duy phản biện, bạn có thể nhìn nhận sự việc đa chiều hơn, có nhiều cách đánh giá và đưa ra những giải pháp linh hoạt giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy một người có tư duy phản biện tốt? Cùng Acabiz theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm kiếm câu trả lời.
1. Dễ dàng giao tiếp với người không cùng quan điểm
Có thể tiếp xúc và đối thoại dễ dàng với những người không cùng ý kiến, quan điểm là một trong những biểu hiện rõ nét nhất thể hiện bạn là người có tư duy phản biện. Điều này thể hiện bạn là những người có khả năng giao tiếp tốt, không ngại những xung đột, cạnh tranh có thể phát sinh trong khi trò chuyện với đối phương. Nói chuyện với những người không cùng quan điểm là cách để bạn tiếp cận được với những thông tin, ý kiến mới có giá trị, giúp bạn có thể xem xét kỹ càng hơn cũng như có cách nhìn khác đối với vấn đề được đề cập tới trong buổi thảo luận.
2. Có thói quen tham khảo và tìm kiếm thông tin đa chiều
Là một người có tư duy phản biện, chắc chắn bạn sẽ không cho phép mình chỉ lắng nghe thông tin từ một phía duy nhất. Bạn luôn cho rằng để có thể làm tốt một việc nào đó cần phải có một cái nhìn toàn diện, rõ ràng trước khi hành động và đó là lý do vì sao thói quen tham khảo thông tin đa chiều lại quan trọng với bạn như vậy.
Hơn thế nữa, trong quá trình tham khảo thông tin bạn sẽ luôn tự đặt ra những câu hỏi và chủ động tìm kiếm các thông tin để trả lời chúng. Tìm kiếm thông tin không chỉ tự tìm thấy những gì bạn muốn trên internet, mà đó còn là cách thức bạn đi thu thập ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau để biết được suy nghĩ của họ trước khi nêu quan điểm, ý kiến cá nhân.
3. Luôn đặt ra nhiều câu hỏi
Liên tục đặt các câu hỏi là một trong những thói quen làm việc của người có tư duy phản biện. Bạn luôn tò mò với tất cả những thông tin, sự vật, hiện tượng liên quan tới công việc của mình và có đôi khi sự tò mò của bạn cũng khiến cho người khác cảm thấy khó chịu phần nào. Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời sẽ giúp bạn nắm rõ những nhiệm vụ, công việc mà mình phụ trách, để từ đó có cách suy xét đúng hướng trước khi phát biểu quan điểm và triển khai hành động.
Bên cạnh đó, việc tự đặt câu hỏi cho bản thân cũng là một cách hiệu quả để bạn cải thiện kỹ năng tư duy phản biện cá nhân. Trong quá trình làm việc, đừng quên tự đặt ra câu hỏi như “Điều gì sẽ xảy ra nếu….?” để thử thách bản thân trong việc đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
4. Bị thu hút bởi cách thức hoạt động của mọi thứ
Tập trung và bị hấp dẫn bởi sự hoạt động của mọi thức xung quanh là cách mà bạn thể hiện mình không ngừng học hỏi, tiếp thu kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Cố gắng thu thập những điều mới mẻ xung quanh cuộc sống giúp cho bạn trang bị cho mình kỹ năng tư duy phản biện hiệu quả và chẳng bao giờ phải tò mò về thế giới muôn màu ngoài kia. Những người có khả năng tư duy phản biện cũng thường được người khác đánh giá là các mọt sách hoặc nghiện tin tức.
>> Quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh
>> Kỷ luật và sa thải trong quản lý nhân sự
5. Không ngại thay đổi suy nghĩ
Quan điểm bạn nêu ra có thể đúng hoặc sai, nhưng nếu là người có tư duy phản biện thì bạn sẽ không bao giờ ngại nhận sai về mình và sẵn sàng thay đổi suy nghĩ. Cách bạn thẳng thắn nhận sai lầm và thừa nhận giải pháp mà mình đề ra là chưa phù hợp sẽ giúp cho bạn nhanh chóng tìm ra các biện pháp khắc phục hiệu quả hơn, tránh những kết quả tồi tệ khi bạn hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao.
6. Có khả năng phân tích thông tin tốt trước khi ra quyết định
Bạn thu thập được rất nhiều những thông tin cần thiết và việc cần phải làm để sử dụng những thông tin này một cách hiệu quả đó chính là bạn phải biết phân tích chúng. Tư duy phản biện sẽ giúp cho bạn có thể phân tích thông tin một cách khách quan, linh hoạt và đa chiều chứ không bị mắc kẹt vào những định kiến, quan điểm cá nhân. Khi thực hiện phân tích thông tin, hãy thường xuyên đề cập đến những câu hỏi như “Bản thân mình có đang suy đoán?”, “Tôi đã phân tích thông tin theo nhiều hướng khác nhau chưa?” để tự nhắc nhở bản thân phân tích thông tin một cách công bằng trước khi đưa ra quyết định.
7. Luôn tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ và sáng tạo
Những người có tư duy phản biện tốt đồng thời cũng có khả năng sáng tạo ấn tượng. Khi triển khai một công việc, nhiệm vụ nào đó, bạn sẽ không bao giờ làm theo những gì đã được sắp xếp, tiêu chuẩn hóa mà luôn tìm tòi, phát huy những ý tưởng sáng tạo, cách thức làm việc mới mẻ để công việc được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng hơn. Suy nghĩ mới mẻ và sáng tạo giúp cho bạn có thể phát triển nhanh hơn là chỉ biết làm theo khuôn mẫu có sẵn.
8. Truyền đạt giả pháp hiệu quả
Hầu hết khi gặp những vấn đề phát sinh trong công việc, người có tư duy phản biện sẽ cố gắng tìm hướng giải quyết nhanh chóng chứ không mất thời gian vào việc tìm nguyên nhân và đổi lỗi cho một cá nhân nào đó. Và cách truyền đạt khéo léo những giải pháp cho các vấn đề đặt ra thể hiện bạn là một người có tư duy phản biện