Telesales là một trong những hình thức kinh doanh phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng, bán sản phẩm của mình ở bất cứ đâu chỉ bằng một cuộc điện thoại với chi phí thấp. Tuy nhiên, cuộc gọi ấy thành công hay thất bại, khách hàng có từ chối cuộc gọi của bạn hay không? Tất cả đều phụ thuộc vào việc bạn phải có một kịch bản telesales thật ấn tượng.
Vậy thì làm thế nào để bạn có thể sở hữu một kịch bản telesales đạt chuẩn giúp bạn nhanh chóng bán được hàng và trở nên chuyên nghiệp hơn? Tham khảo ngay 6 bước quan trọng để xây dựng kịch bản telesales mà Acabiz cung cấp trong bài viết dưới đây.
Bước 1: Hiểu rõ sản phẩm và khách hàng mục tiêu
Chắc chắn rồi, dù bạn làm ở vị trí nào trong công ty thì cũng cần phải nắm rõ thông tin, đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ mà công ty mình đang phát triển. Đặc biệt, đối với nhân viên telesales mới vào làm thì đây được xem là một yêu cầu bắt buộc để nhân viên có thể hoàn thành các nhiệm vụ công việc cơ bản là giới thiệu chi tiết sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng, khiến họ tin tưởng và lựa chọn sử dụng.
Bên cạnh đó, xác định được khách hàng mục tiêu cũng là một trong những bước đầu tiên để bạn có thể xây dựng một kịch bản telesales sao cho phù hợp. Bước này sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được mong muốn của khách hàng, từ đó bạn sẽ có cách tiếp cận linh hoạt dựa trên các yếu tố như giới tính, độ tuổi, nơi ở, … để bán sản phẩm thành công. Bạn có thể ưu tiên liên hệ cho những khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm để nâng cao cơ hội bán được hàng, sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt khách hàng tiềm năng giúp bạn tránh được việc bị đối thủ cạnh tranh đi trước một bước.
Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Hiểu rõ về sản phẩm, khách hàng thôi chưa đủ, bạn cũng phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh của mình trong cùng lĩnh vực. Hãy bắt đầu bằng việc tiếp cận khách hàng, khảo sát xem: Họ đang dùng sản phẩm của công ty nào? Điểm nào mà khách hàng yêu thích khi sử dụng sản phẩm đó? Họ biết đến sản phẩm bằng cách nào? Sau đó, khéo léo giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình bằng những lợi ích, ưu điểm nổi trội, giá trị sử dụng, … mà sản phẩm đối thủ chưa có để nâng tầm cũng như kéo sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ của mình
Bước 3: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi liên hệ khách hàng
Trước khi bắt đầu cuộc gọi, bên cạnh việc chuẩn bị một kịch bản telesales hoàn hảo thì nhân viên telesales cũng cần phải chuẩn bị cho chính mình một tâm lý bình tĩnh, sẵn sàng đối thoại với khách hàng ở đầu dây bên kia. Đối với những nhân viên chưa có kinh nghiệm thì việc lúng túng khi nói chuyện với khách là không thể tránh, thế nên hãy thường xuyên trau dồi cách nói chuyện, ngữ điệu và giọng nói nhẹ nhành, đồng thời rèn cho mình một tâm lý thật thoải mái, bình tĩnh trước khi thực hiện cuộc gọi.
Sự lo lắng có thể khiến cho bạn bị thất bại trong quá trình telesales, cho nên nắm rõ về thông tin sản phẩm, khách hàng, đối thủ, mục tiêu cuộc gọi cần đạt được là điều cần thiết.
Bước 4: Xác định rõ các tình huống có thể xảy ra khi gọi
Một số những tình huống mà nhân viên telesales có thể gặp phải khi thực hiện cuộc điện thoại với khách hàng như sao:
Tình huống 1: Liên hệ nhưng không gặp được những người có thẩm quyền quyết định, bạn cần phải khéo léo xin thông tin liên hệ và hẹn lịch gọi lại bằng cách đặt những câu hỏi lịch sự. Đừng tỏ ra là mình đang thăm dò thông tin khiến cho họ hiểu sai và nghĩ rằng bạn đang có ý đồ không tốt.
Tình huống 2: Ngoài số điện thoại liên lạc, bạn cũng có địa chỉ email của khách hàng. Nếu liên hệ không thành thì bạn có thể gửi cho khách hàng một email với một vài nội dung liên quan đến thông tin công ty, sản phẩm dịch vụ mà mình cung cấp, cố gắng tạo ra sự tò mò để khách hàng đọc được và phản hồi lại.
Tình huống 3: Bạn liên hệ và gặp được người có quyền quyết định mua hàng. Hãy nhanh chóng sử dụng các kỹ năng giao tiếp và một kịch bản telesales hoàn hảo để chốt đơn nhanh chóng.
Bước 5: Xử lý tình huống, khiến nại khách hàng khéo léo
Nhân viên telesales chuyên nghiệp đòi hỏi phải có kỹ năng xử lý tình huống thật tốt. Khi gặp phải trường hợp khách hàng khiếu nại, phản bác và thắc mắc thì bạn hãy mau chóng tìm ra giải pháp thích hợp để xoa dịu họ hoặc đề cập vấn đề ngược lại nếu như đây không phải lỗi sai ở phía mình.
Bước 6: Thiết lập mối quan hệ với khách hàng sau khi liên hệ
Hãy đừng chỉ kết thúc cuộc telesales một cách đơn thuần mà bạn nên thiết lập mối quan hệ với khách hàng ngay sau đó. Đặc biệt là khi bạn đã đạt kết quả là chốt đơn hàng thành công thì việc cần làm đó là tạo dựng lòng tin, khiến khách hàng cảm thấy yên tâm vì mình sẽ hỗ trợ họ trong quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Biến khách hàng thành bạn bè của bạn là cách tốt nhất để giữ mối quan hệ kinh doanh và có cơ hội phát triển, tiếp cận nhưng khách hàng tiềm năng xung quanh họ.