5 Nội dung cần có trong mẫu báo cáo nhân sự cuối năm

Báo cáo nhân sự cuối năm được sử dụng nhằm theo dõi tình hình biến động nhân sự, hiệu quả tuyển dụng, tình hình đào tạo, mức độ chấp hành nội quy… trong năm, qua đó, giúp nhà quản trị có thể nắm bắt được những thay đổi và biến động của tình hình nhân sự trong doanh nghiệp mình. Dưới đây là 5 nội dung mà bất kỳ báo cáo nhân sự nào cũng cần nên cho vào.

Những nội dung không thể thiếu trong báo cáo nhân sự cuối năm

Một bản báo cáo nhân sự cuối năm thường hội tụ đầy đủ các yếu tố như: thông tin đầy đủ, rõ rằng, có số liệu cụ thể, chi tiết cũng như đảm bảo được sự ngắn gọn và dễ hiểu. Báo cáo nhân sự cuối năm chính là cơ sở để ban lãnh đạo đánh giá, so sánh, từ đó phân tích và đưa ra những chiến lược mục tiêu cho năm sau của doanh nghiệp. Mẫu báo cáo nhân sự cuối năm thường bao gồm các nội dung sau:

1. Tổng hợp tình hình chung về nhân sự

Trong báo cáo nhân sự cuối năm, thông thường sẽ có một bảng tổng hợp về các nội dung:

- Tình hình nhân sự trong năm: Tổng số lượng nhân sự của doanh nghiệp thời điểm hiện tại, số lượng nhân sự chính thức, partime, số lượng nhân viên đang trong quá trình thử việc, số lượng nhân viên nghỉ việc…

- Tỷ lệ nhân sự nghỉ việc: Tỷ lệ này được tính dựa theo số lượng nhân viên nghỉ việc chia cho số lượng nhân viên trung bình làm việc trong năm. Khi tỷ lệ này càng cao đồng nghĩa với chi phí dành cho công tác tuyển dụng càng lớn. (Tỷ lệ này không tính cho nhân viên thử việc)

- Cơ cấu theo công việc: Thông tin này nhằm cung cấp cho ban lãnh đạo cái nhìn tổng quan về cơ cấu nhân sự trong từng phòng ban, phòng ban nào thiếu và phòng ban nào đang thừa nhân sự. Từ đó ban lãnh đạo có thể đưa ra tỷ lệ an toàn nhằm đảm bảo mục đích hoạt động cho doanh nghiệp.

2. Hiệu quả tuyển dụng của công ty, phòng ban

Ở phần này, nhân sự phải đưa ra được nhu cầu cũng như hiệu quả tuyển dụng cho từng bộ phận và toàn công ty trong năm qua kèm theo các số liệu chứng minh cụ thể:

- Tổng số CV thu về sau mỗi đợt tuyển dụng: Số liệu này nói lên mức độ hiệu quả của chiến dịch tuyển dụng mà nhân sự đãthực hiện trong năm. Sau đó phân tích và đánh giá nguyên nhân vì sao doanh nghiệp nhận được nhiều CV hoặc ít CV.

- Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu/CV: Số liệu này sẽ cho biết tính hiệu quả của các nguồn cung cấp CV như nền tảng tuyển dụng, chiến dịch quảng cáo, truyền thông mạng xã hội, nhân sự nội bộ giới thiệu… Tương tự như các chỉ số trên, nhân sự cũng nên đưa ra đánh giá và phân tích từ đó xác định nguyên nhân dẫn đến kết quả thu về.

3. Tình hình đào tạo nhân sự của công ty

Bảng báo cáo tình hình hoạt động đào tạo của doanh nghiệp là một phần không thể thiếu trong báo cáo nhân sự. Đây là phần nội dung báo cáo về tình hình đào tạo kỹ năng và chuyên môn cho ngũ nhân sự diễn ra trong năm như thế nào tới ban lãnh đạo của doanh nghiệp.

Ngoài ra, ở phần này còn cần báo cáo về chi phí đào tạo, huấn luyện cho nhân viên là bao nhiêu? Chi phí cho từng hạng mục đào tạo, từng phòng ban là như thế nào? Các loại chi phí bao gồm việc thuê chuyên gia, giảng viên, giáo trình, phương tiện, cơ sở vật chất… cũng cần được báo cáo chi tiết về số liệu và hiệu quả để ban lãnh đạo nắm bắt và cân đối ngân sách phù hợp cho năm sau.

Đọc thêm:

>> Phương pháp đào tạo nhân viên trong công việc hàng ngày

>> Thời điểm vàng doanh nghiệp nên bắt tay thiết kế chương trình đào tạo

4. Mức thu nhập của nhân viên toàn công ty

Làm công việc quản lý nhân sự, bạn cần nắm rõ được mức thu nhập của nhân viên trong doanh nghiệp, mức thu nhập này so với thị trường và các công ty cùng ngành đang như thế nào, công ty có nên điều chỉnh tăng/giảm hay không?  

Những thông tin về thu nhập nên được báo cáo chi tiết tới ban lãnh đạo để có những đề xuất điều chỉnh sao cho phù hợp. Yếu tố về thu nhập phần lớn sẽ ảnh hưởng tới sự ra đi hay ở lại của nhân viên có chuyên môn, vì vậy trong báo cáo cuối năm yếu tố này nên được bộ phận nhân sự báo cáo chi tiết cũng như đưa ra đánh giá và đề xuất điều chỉnh phù hợp nhất.

5. Mức độ chấp hành nội quy, quy chế của nhân sự

Nội dung cuối cùng cần được thể hiện trong báo cáo nhân sự cuối năm đó là mức độ chấp hành nội quy của nhân viên tại doanh nghiệp. 2 yếu tố được nhân sự đặc biệt quan tâm và báo cáo bao gồm:

- Tổng thời gian đi làm muộn: là số liệu thống kê từ tổng thời gian đi muộn từng tháng của từng nhân viên, so sánh sự tăng giảm giờ đi muộn từng tháng của các phòng ban để tìm ra biện pháp quản trị, xử lý phù hợp.

- Tỷ lệ nghỉ ốm của nhân viên: Đây là một tỷ lệ quan trọng, đặc biệt là sau ảnh hưởng của đại dịch covid để lại. Khi tỷ lệ nghỉ ốm của nhân viên cao, nhân sự nên tìm hiểu nguyên nhân và có những giải pháp hỗ trợ hợp lý, kịp thời cũng như đề xuất lên ben lãnh đạo áp dụng thêm những chính sách thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho nhân viên của doanh nghiệp.

Mẫu báo cáo nhân sự cuối năm

Với các nội dung kể trên, HR có thể làm báo cáo nhân sự cuối năm một cách dễ dàng. Dưới đây là mẫu báo cáo nhân sự cuối năm (English) được Acabiz sưu tầm gửi đến bạn cùng tham khảo, hi vọng sẽ giúp ích cho công tác báo báo tình hình nhân sự sắp tới cho doanh nghiệp bạn.

 

 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz