10 THẮC MẮC LIÊN QUAN ĐẾN TRIỂN KHAI OKRS TRONG DOANH NGHIỆP

Công cụ quản trị mục tiêu OKRs đã có từ những năm 1970 và được áp dụng thành công ở các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó bao gồm doanh nghiệp lớn như Google. Tuy nhiên tại Việt Nam, xu hướng triển khai OKRs dường như chỉ mới bắt đầu và được đánh giá là một công cụ rất mới mẻ với các doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế, trong quy trình triển khai OKRs, doanh nghiệp vẫn còn vướng phải nhiều khó khăn chưa thể giải đáp.

Trong bài viết này, Acabiz sẽ giải đáp 10 thắc mắc liên quan đến triển khai OKRs để doanh nghiệp có thể từng bước đạt được hiệu quả nhất định với công cụ quản trị mục tiêu này.

1. Điểm khác nhau giữa OKRs và KPI là gì?

OKRs và KPIs là hai công cụ quản trị mục tiêu có nhiều điểm tương đồng nhưng sự khác biệt giữa hai công cụ này lại đóng vai trò vô cùng quan trọng. Công cụ OKR bao gồm sự liên kết giữa mục tiêu và kết quả thực tế doanh nghiệp đạt được. Triển khai OKRs thành công giúp doanh nghiệp sẵn sàng bứt phá và đương đầu với những thử thách, mục tiêu khó khăn chưa từng làm. Nếu như doanh nghiệp có lý tưởng lớn thì công cụ này chính là kim chỉ nam quan trọng dẫn doanh nghiệp tới kết quả lý tưởng.

Đối với công cụ KPI, vai trò chính của công cụ này đó là đo lường khối lượng, hiệu suất công việc trong thời gian nhất định của từng nhân viên. Nói cách khác, KPI nhắm tới kết quả cuối cùng, còn OKRs tập trung vào mục tiêu và làm thế nào để hoàn thành mục tiêu.

2. Điểm khác nhau giữa Strategic OKR và Tactical Objective là gì?

Strategic OKRs được hiểu là chiến lược mục tiêu tổng thể, được xem là những điều mà doanh nghiệp kỳ vọng có thể hoàn thành được trong vòng một năm. Mặt khác, Tactical Objective là chiến lược mục tiêu cụ thể, được xác định là các mục tiêu riêng biệt cho phòng ban, với thời gian hoàn thành được điều chỉnh sao cho phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

3. Xây dựng OKR và đo lường như thế nào?

Triển khai OKRs trong doanh nghiệp cần phải đo lường được để đánh giá hiệu quả. Nếu như đặt ra OKRs mà chưa thể đo lường được thì nhiệm vụ của bạn đó là xem xét lại quá trình xây dựng cùng các chỉ số đặt ra đã phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp chưa. Tiếp đó mới xem xét tới các yếu tố về năng lực nhân sự có đủ để thực hiện OKRs hay không.

4. Điểm khác biệt giữa Objective và Goal

Goal (mục tiêu) gắn liền với các số liệu cụ thể (ví dụ như tăng doanh thu 20% trong vòng một năm), còn Objective thì lại không. Định nghĩa về Goal trong OKRs đã bao gồm cả hai yếu tố: Objective và Key Result.

5. Điểm khác biệt giữa OKRs và MBO

Cả hai công cụ quản trị này đều lấy mục tiêu làm trọng tâm khi triển khai thực hiện. Nếu như MBO là quản trị theo mục tiêu thì OKRs được xem như là phiên bản nâng cấp mở rộng của MBO với việc thực hiện mục tiêu một cách cụ thể hơn. MBO tập trung vào mục tiêu đề ra, nhân sự hoàn thành hay chưa. Còn OKRs thì tập trung vào cách thức áp dụng ý tưởng vào thực hiện mục tiêu và nhân viên có đạt được mục tiêu hay chưa.

6. Điểm khác biệt giữa OKRs và tiêu chí SMART

OKR và SMART là hai trường phái được nhà quản trị nhân lực theo mục tiêu rất ưa chuộng. Sự khác biệt giữa OKR và SMART nằm ở cách mà nó diễn giải cho câu hỏi “Mục tiêu cần được xây dựng như thế nào?”. Với mục tiêu được xây dựng theo tiêu chí SMART, nhân viên cần đáp ứng các tiêu chí như: Cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có tính liên quan và được giới hạn trong khoảng thời gian nhất định. Hạn chế của SMART là: “Mục tiêu có thể đạt được” thường khiến người nhân viên ngại vượt qua vùng an toàn và dám đối diện với thách thức. OKR có thể giải quyết được vấn đề đó.

7. Điểm khác biệt giữa OKRs và BSC

BSC (Balance Scorecards) là phương pháp thiết lập chiến lược trọng tâm trong doanh nghiệp, còn OKRs lại là phương pháp quản trị dựa trên cơ sở mục tiêu làm trọng tâm

8. Triển khai OKRs trong doanh nghiệp mất bao lâu?

Triển khai OKRs là một quá trình thường xuyên, liên tục và không có giới hạn về mặt thời gian. Thường thì để lên kế hoạch và bắt tay vào xây dựng mô hình OKRs cho doanh nghiệp cần mất rất nhiều thời gian để đảm bảo định hướng chính xác. Chính vì thế 3 tháng đầu xây dựng OKRs được các doanh nghiệp đánh giá là thời điểm khó khăn nhất để hiện thực hóa thành công OKRs vào tổ chức.

>> Cách giúp nhân viên có động lực xây dựng OKRs hiệu quả

>> Những điều cần lưu ý khi donh nghiệp bắt đầu triển khai OKRs

9. Một mục tiêu hoàn thành bao nhiêu % là thành công?

Một mục tiêu được đánh giá là thành công khi hoàn thành công việc trong khoảng 70 – 80%. Nếu như mục tiêu thành công trong một khoảng thời gian ngắn trước dự kiến thì doanh nghiệp cần phải đánh giá lại mức độ thử thách của mục tiêu đặt ra.

10. Thiết lập mục tiêu OKRs như thế nào là lý tưởng?

Thiết lập từ 3 – 5 OKRs là thích hợp cho doanh nghiệp đưa ra định hướng mục tiêu từ 5 – 7 năm. Trong quy mô hẹp hơn như phòng ban, bạn có thể thiết lập 3 – 5 OKRs cho một quý.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát