Trong quá trình làm việc, bạn có thể trải qua một vài lần thay đổi sếp. Cách thích nghi với sếp mới sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội và thử thách trong công việc. Một số lời khuyên mà ACABIZ chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng thích nghi với lãnh đạo mới và làm việc được hiệu quả hơn.
Chủ động
Để có thể thích nghi với sếp mới được dễ dàng, điều đầu tiên mà bạn cần làm đó chính là tìm hiểu về phong cách làm việc, quản lý và mong đợi của họ về vị trí của bạn. Đừng đợi sếp tổ chức cuộc gặp mặt mà hãy chủ động làm điều đó trước.
Bạn có thể sắp xếp một cuộc gặp mặt để mọi người và sếp mới có thể gặp mặt và làm quen với nhau. Đây chính là khoảng thời gian giúp 2 bên trao đổi về công việc một cách hiệu quả.
Để có thể thích nghi với sếp mới được dễ dàng bạn hãy chủ động
Bên cạnh đó, đừng ngại chia sẻ cho sếp mới những điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong công việc. Từ đó, sếp mới sẽ gợi ý cho bạn những lời khuyên hữu ích để giúp bạn khắc phục những điểm còn hạn chế. Nhờ vậy mà bạn có thể hoàn thiện công việc được tốt hơn.
Chấp nhận những thay đổi
Sự thay đổi của bộ máy nhân sự ắt hẳn sẽ khiến cho bạn ít nhiều bị xáo trộn trong công việc. Cách thông minh để giải quyết vấn đề này đó là không nên vội vàng trong công việc, mà hãy bình tĩnh quan sát, lắng nghe để thích nghi với sự thay đổi.
Trong trường hợp sếp mới có ý định thay đổi dự án bạn đang thực hiện thì bạn đừng vội phản đối. Bởi sự thay đổi này có thể là “chiếc chìa khóa” giúp công việc của bạn đi lên.
>> Học cách chia sẻ công việc để “ghi điểm” trong mắt đồng nghiệp
>> Giải đáp thắc mắc: Chọn nhân viên “tâm” hay “tài”?
Không ngại giúp đỡ
Bất kỳ ai khi đảm nhận một công việc mới, một chức vụ mới đều cảm thấy bỡ ngỡ và sếp cũng không ngoại lệ. Thời gian đầu, họ có thể chưa quen với công việc nên bạn có thể làm quen và giúp đỡ họ. Hãy trò chuyện với sếp mới và mô tả về phương thức làm việc của bạn trước đây. Đừng quên hỏi ý kiến sếp mới xem có cần phải thay đổi phương thức làm việc hay không.
Sự giúp đỡ sẽ là nền móng giúp mối quan hệ của bạn và sếp mới được tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt ranh giới của việc giúp đỡ, bởi đôi khi nó sẽ khiến họ nhiều nhầm bạn đang có ý nịnh bợ sếp. Chính vì vậy, bên cạnh việc giúp đỡ hãy chứng tỏ năng lực của bạn để tạo được ấn tượng tốt từ phía sếp và đồng nghiệp.
Kiên nhẫn
Nếu bạn muốn thích nghi với sếp mới hiệu quả hơn, bạn nên kiên nhẫn để thích ứng với họ. Sếp mới sẽ khó có thể định hình được phong cách làm việc tại công ty mới, điều này có thể gây ra những bất tiện cho nhân viên cũ.
Kiên nhẫn chính là cách giúp bạn thích nghi với sếp mới
Nếu trong trường hợp sếp muốn bạn cập nhập tình hình công việc hàng ngày, thì bạn đừng vội cho rằng họ đang muốn kiểm soát và không có niềm tin với bạn. Vì họ có thể chỉ muốn nắm rõ tình hình công việc để tiến độ công việc được hoàn thành một cách hiệu quả nhất mà thôi.
Nhiệt tình hăng hái
Thời gian đầu làm việc ở môi trường mới, chắc chắn sẽ gây cho sếp mới không ít khó khăn. Trong đó có việc làm quen với nhân viên mới. Do đó, đừng ngại giới thiệu bản thân cho sếp mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề nghị được góp mặt vào một dự án nào đó trong tương lai.
Tuy nhiên, sự nhiệt tình hăng hái này cần được thể hiện ở chế độ vừa phải, không nên thể hiện một cách thái quá. Vì điều này có thể khiến người khác đánh giá là kẻ nịnh bợ.
Không kể chuyện cũ
Trừ khi được hỏi, bạn tuyệt đối không nên kể chuyện trước đây mà sếp cũ của bạn hay làm. Bởi việc này sẽ khiến xếp mới cho rằng bạn đang so sánh họ với người sếp cũ. Và biết đâu, những ý tưởng của sếp mới đang giúp cho công việc của mọi người tiến triển hơn.
Khiêm tốn
Để có thể thích nghi với sếp mới, bạn cần phải khiêm tốn ngay cả khi trước đây bạn được đánh giá là nhân viên giỏi và có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp hơn các nhân viên khác. Bạn không nhất thiết phải nói thẳng cho sếp mới biết mà hãy chứng minh bằng kết quả công việc.
Khiêm tốn là một đức tính tốt không chỉ trong cuộc sống, học tập, mà trong công việc đức tính này càng được coi trọng hơn. Chính vì vậy, hãy khiêm tốn để “ghi điểm” với sếp mới và trong mắt đồng nghiệp của mình nhé!
Khiêm tốn là đức tính không quan trọng trong công việc
Không chê sếp cũ
Nếu bạn dùng chiêu thức chê bai sếp cũ với mục đích tăng bốc sếp mới thì bạn sẽ bị họ đánh giá là người chỉ chuyên đi nói xấu sau lưng. Việc này không chỉ khiến bạn tự hạ thấp bản thân mà còn để lại ấn tượng xấu trong mắt sếp mới. Chắc chắn họ sẽ đề phòng bạn vì biết đâu sẽ có lúc họ là mục tiêu bị bạn đem ra chê trách.
Để thích nghi với sếp mới bạn cần “note” ngay những thông tin quan trọng mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Làm việc với sếp mới có thể khiến bạn lo lắng nhưng đôi khi nó thổi một làn gió mới cho công việc được hiệu quả hơn.