So với việc tìm được một công việc mà mình yêu thích thì thực tế chỉ ra rằng việc làm thế nào để thăng tiến trong công việc, sự nghiệp cá nhân mới là điều quan trọng và khó khăn với nhiều người. Nếu như không tìm được việc theo đúng đam mê, bạn vẫn có thể làm một công việc khác. Tuy nhiên nếu đã bắt đầu ổn định công việc, thì điều tiếp theo mà chúng ra cần nghĩ tới là làm thế nào để có thể thăng tiến xa hơn trong tương lai?
Bên cạnh những yếu tố đòi hỏi về kiến thức, kỹ năng chuyên môn công việc cần được trau dồi trong quá trình làm việc, bạn nên hiểu rõ và kết hợp với 5 bí quyết dưới đây nếu như muốn kế hoạch thăng tiến trong công việc của mình thành công và phát triển. Cùng theo dõi nhé!
1. Tạo dựng mối quan hệ tốt với cấp trên
Trong công việc, sếp chính là người trực tiếp giao nhiệm vụ cho bạn và cũng chính là người quyết định việc bạn có xứng đáng được thăng chức hay không thông qua những giai đoạn đánh giá năng lực nhân viên. Nếu như biết cách khéo léo để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên thì cơ hội thăng tiến trong công việc của bạn cũng có thể rộng mở hơn. Mở rộng mối quan hệ với sếp ở đây là bạn tạo cho họ sự tin tưởng, công nhận năng lực của bạn trong việc giải quyết các nhiệm vụ được giao phó, đồng thời tạo ra sự thiện cảm khi làm việc chung. Bằng cách này, cấp trên của bạn sẽ luôn có ấn tượng tốt và nhớ tới bạn khi lên danh sách tiến cử vị trí mới hay có những tác động tích cực bằng lời nói tới ban lãnh đạo để bạn có cơ hội tốt nhất cho mình.
2. Sắp xếp công việc rõ ràng và có khả năng đưa ra giải pháp
Những người có định hướng thăng tiến trong sự nghiệp và thành công khi họ hiểu rõ vị trí và trách nhiệm của mình trong công việc của tổ chức. Họ nắm rõ bản chất công việc và cách làm việc thì mới có thể tìm ra được cách giải quyết hiệu quả cũng như những phương pháp mới để triển khai công việc tốt hơn nữa. Ngược lại, với những người không hiểu rõ được mình đang làm gì, chỉ biết nhận nhiệm vụ và làm theo chỉ đạo của sếp và không có quan điểm cá nhân trong công việc lại chính là những người không đủ bản lĩnh, sự tự tin để trở thành nhà lãnh đạo tài ba. Họ sẽ không thể tạo ra kết quả cao trong công việc cũng như không nhận được sự tín nhiệm của cấp trên để giao cho những nhiệm vụ quan trọng hơn.
Có cách thức làm việc rõ ràng, khoa học thì bạn cũng sẽ có xu hướng biết cách đưa ra đề xuất giải pháp hiệu quả để cải thiện hiệu suất kế hoạch làm việc. Trong công ty, những người làm việc chủ động sẽ không ngại bày tỏ ý kiến xây dựng khi làm việc, họ tự tin với những giải pháp mình đề ra và có dẫn chứng rõ ràng để thuyết phục người khác làm theo. Đây chính là những nhân tố đặc biệt, có thể đem lại giá trị lớn cho sự phát triển của công ty nếu có cơ hội đảm nhiệm nhiệm vụ ở các vị trí điều hành, quản lý.
3. Có tinh thần trách nhiệm cao
Hãy là một người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, khi có sai sót xảy ra không ngại đứng ra nhận lỗi nếu như mình là nguyên nhân chính và tìm ra giải pháp cải thiện tình hình sau những thất bại, đó mới chính là yếu tố xây dựng lên một con người có sự nghiệp thăng tiến trong lương lai.
Khi nắm giữ vị trí cao trong công việc cũng đồng nghĩa với việc bạn phải gánh vác trách nhiệm ngày càng cao hơn, nếu chỉ biết đùn đẩy cho người khác thì bản thân sẽ chẳng bao giờ có thể thành công và chính đội nhóm bạn đang làm việc cũng không thể tạo ra hiệu quả cao và có định hướng làm việc đúng đắn. Học cách nhận trách nhiệm, không ngại thử sức ở những nhiệm vụ mới, bạn sẽ chính là người tiếp theo được lựa chọn trong danh sách tiến cử của công ty.
4. Kết quả công việc vượt xa mong đợi
Đừng vội hài lòng khi bạn đã hoàn thành mọi nhiệm vụ, công việc được cấp trên giao phó mà hãy luôn nỗ lực giải quyết công việc với kết quả và những thành tựu vượt xa sự kỳ vọng từ cấp trên. Những người thành công là người thường xuyên được cấp trên khen ngợi và đánh giá tốt năng lực, sẵn sàng đề bạt họ leenn các vị trí tốt hơn. Chỉ làm tròn trách nhiệm, không có tinh thần phấn đấu, học hỏi thì việc ghi điểm trong mắt cấp trên đối với nhân viên là rất khó. Chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng hỗ trợ nâng cao năng suất công việc là cách tốt nhất để bạn rút ngắn khoảng cách trên con đường vươn tới sự thành công trong sự nghiệp.
>> Tham khảo 10 mẫu đánh giá nhân viên mới nhất dành cho nhà quản lý
>> Các tiêu chí đánh giá nhân viên
5. Thẳng thắn đề xuất thăng chức
Trong trường hợp bạn đã rất cố gắng, nỗ lực để đạt kết quả tốt trong công việc nhưng cấp trên lại không công nhận và đánh giá bạn một cách xứng đáng thì việc lên kế hoạch đề xuất cho chính bản thân là việc bạn cần làm. Thẳng thắn bày tỏ quan điểm, mong muốn của bản thân và đề nghị thăng chức nếu như bạn cảm thấy mình thực sự xứng đáng. Trong buổi gặp trao đổi với sếp, đừng quên chuẩn bị thật kỹ những tài liệu, giấy tờ chứng minh điều bạn nói một cách logic và đề cập đến những thành công mà bạn đã tạo ra trong quá trình làm việc. Nếu như không ai trao cơ hội cho bạn, thì chính bản thân bạn nên chủ động tạo ra cơ hội cho mình.