QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC THÀNH CÔNG CHO DOANH NGHIỆP

Hoạch định chiến lược là một quy trình nghiên cứu có tính hệ thống cao, đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược muốn đạt hiệu quả nghiên cứu tốt nhất đòi hỏi sự tham gia đầy đủ và nỗ lực đóng góp của toàn bộ ban lãnh đạo và nhân viên trong công ty.

Vậy hoạch định chiến lược là gì? Đâu là quy trình hoạch định chiến lược chuẩn giúp doanh nghiệp có cách tiếp cận, nghiên cứu và áp dụng chính xác nhất cho hoạt động phát triển trong các giai đoạn mới. Hãy cùng Acabiz tìm hiểu những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này trong nội dung bài viết sau đây.

Hoạch định chiến lược là gì?

Định nghĩa cơ bản của hoạch định chiến lược đó là quy trình nhà quản trị chọn lọc và lựa chọn mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời vạch ra những nhiệm vụ, hành động cần thiết để đạt được các mục tiêu đề ra một cách tối ưu nhất.

Mục tiêu tương lai là yếu tố then chốt trong hoạch định chiến lược. Nhà quản trị phải luôn hiểu rằng nếu như trong hoạch định chiến lược có thể nắm bắt các cơ hội để định hướng và điều khiển tương lai giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, nâng cao cơ hội cạnh tranh thì đó là những chiến lược thành công. Chính vì thế, trong quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp, nhà quản trị phải có cái nhìn rộng khắp mọi vấn đề, đặt ra các tình huống có thể xảy đến rồi tìm ra phương pháp tối ưu để vận hành hoạt động của cả doanh nghiệp đúng hướng. Và trong vạch ra các tình huống có thể phát sinh, hoạch định chiến lược cần chỉ ra những tình huống cả bất lợi và khả quan.

Đối với các tình huống khả quan, nếu điều đó có thể biến thành sự thật thì doanh nghiệp không được chủ quan tự mãn về các thành tính mình đạt được, cần phải nhớ thật ký trách nhiệm và nhiệm vụ mình cần tiếp tục theo đuổi trong chiến lược đã đề ra. Ngủ quên trong chiến thắng rất dễ khiến doanh nghiệp bị tụt hậu, thậm chí là kéo đến sự thất bại nhanh chóng.

4 bước quan trọng trong quy trình hoạch định chiến lược trong doanh nghiệp

1. Xác đinh sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp

2. Nghiên cứu môi trường bên trong và bên ngoài

3. Thiết lập các mục tiêu, nhiệm vụ chung

4. Xây dựng và chọn lọc các chiến lược

5. Phân bổ nguồn nhân lực để tạo mục tiêu và triển khai thực hiện

>> Làm thế nào để tạo động lực cho nhân viên

>> Mẫu kế hoạch làm việc đơn giản cho các dự án 2021 của bạn

Đặc tính cơ bản của chiến lược phát triển cho doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược phát triển cho doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ cái nhìn tổng quát về mục tiêu phát triển của cả công ty, lĩnh vực hoạch động liên quan và sự ảnh hưởng của tình hình trong nước, đồng thời là tổng hợp các chính sách để thực hiện thành công các mục tiêu đó. Hoạch định chiến lược phát triển có hai chức năng chính đó là phát triển và quản lý phát triển. Bên cạnh đó, chiến lược phát triển luôn cần bám sát các đặc tính cơ bản như:

Tính hệ thống: Tính hệ thống trong hoạch định chiến lược đảm bảo tính ổn định trong xây dựng và triển khai chiến lược. Các chiến lược gia cần lưu ý rằng, những vấn đề, nhiệm vụ, mục tiêu được vạch ra trong chiến lược luôn tác động lẫn nhau, chính vì thế nếu chỉ xem xét và quan tâm đến một vấn đề nào đó mà bỏ qua các yếu tổ còn lại thì rất dễ gây ảnh hưởng, làm rối loại đến tổng thể của cả hệ thống chiến lược.

Tính bao quát: Xây dựng chiến lược phát triển cần phải đề cập toàn bộ những vấn đề dài hạn và nhiệm vụ ngắn hạn có tính quyết định của doanh nghiệp (khi thực hiện thành công các nhiệm vụ ngắn hạn sẽ tọa ra cơ sở vững chắc quyết định doanh nghiệp có khả năng để thực hiện các vấn đề dài hạn hay không). Hơn thế nữa chiến lược cần định hướng mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai nhưng cũng không quên tập trung phát triển quy mô kinh doanh vừa và nhỏ đang hoạt động của mình.

Tính chọn lựa: Vì thời kỳ triển khai chiến lược có thể rơi vào khoảng thời gian từ 5 – 10 năm, hơn thế nữa nguồn lực của doanh nghiệp luôn hạn chế và có sự biến động, cho nên nhà quản trị cần phải có những chọn lực sáng suốt đối với những vấn đề quan trọng để tình phương hướng giải quyết trước tiên.

Tính linh hoạt: Xây dựng và triển khai chiến lược phát triển, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc có thể thay đổi linh hoạt, thực hiện những điều chỉnh thích hợp nhằm đáp ứng xu hướng, bối cảnh mới cũng như nhu cầu của khách hàng.

Tính dài hạn: doanh nghiệp luôn phải đối mặt với những nhiệm vụ phức tạp đóng vai trò lớn cho sự phát triển nên cần rất nhiều thời gian để có thể hoàn thành. Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển cũng sẽ có những nhiệm vụ ngắn, cần triển khai nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu thời gian triển khai.

Tính thời đại: trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế phát triển, các chiến lược phát triển của doanh nghiệp rất cần tập trung làm nổi bật tính thời đại, đặc biệt là khả năng liên kết trong chiến lược riêng của doanh nghiệp với mục tiêu phát triển đất nước, nắm bắt cơ hội vươn tầm quốc tế.

Tính cụ thể và lượng hóa: tính cụ thể được thể hiện ở chỗ hoạch định chiến lược cần tập trung bám sát các vấn đề trọng yếu liên quan trực tiếp đến hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Tính lượng hóa nhằm làm rõ mục tiêu tổng quát cần nhà quản trị dự đoán trước các chỉ tiêu cụ thể cho chiến lược bám sát thực tiễn.

Tóm lại, quy trình hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó có tính hệ thống chi tiết giúp cho doanh nghiệp có đường lối phát triển một cách đúng đắn và đảm bảo biến các mục tiêu đề ra thành hiện thực, góp phần vào sự phát triển cho công ty trong một giai đoạn chiến lược nhất định.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz