Các doanh nghiệp muốn xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng cao, mạnh mẽ cần phải trả lời đúng câu hỏi: Quản lý nhân sự là gì?
Xây dựng đội ngũ nhân sự trong doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ sống còn. Tuy nhiên, để có chiến lược xây dựng, quản lý nhân sự hiệu quả, bạn cần phải thực sự hiểu quản lý nhân sự là gì? Tầm quan trọng của việc quản lý nhân sự? Hãy cùng Acabiz tìm hiểu những điều này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự hay còn gọi là quản trị nguồn nhân lực là các hoạt động liên quan đến xây dựng, khai thác và bồi dưỡng nguồn nhân lực của tổ chức hay doanh nghiệp một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự là hoạt động cần thiết trong bất kỳ doanh nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào. Để khai thác tốt nguồn nhân lực, việc quản lý cần được diễn ra một cách chặt chẽ theo kế hoạch cụ thể. Việc này đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh để nhân viên có thể phát huy hết khả năng tiềm ẩn, tránh lãng phí nguồn nhân lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Hoạt động quản lý nhân sự gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau nhằm mang lại giá trị tốt nhất cho doanh nghiệp như:
- Xây dựng kế hoạch công việc
- Tuyển dụng, xây dựng các vị trí công việc
- Đào tạo, năng cao năng lực
- Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thông qua việc tạo động lực, chế độ phúc lơi, các giải pháp công việc tối ưu.
2. Tầm quan trọng của quản lý nhân sự
Khi đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi Quản lý nhân sự là gì, nhà quản lý cần có sự nhận định đúng đắn về tầm quan trọng của quản lý nhân sự trong doanh nghiệp. Quản lý nhân sự có ảnh hưởng không hề nhỏ đến mức độ hoạt động và phát triển. Vai trò này liên quan trực tiếp đến các công việc về hoạch định nhân sự, tuyển dụng, lựa chọn, hướng dẫn và đào tạo công việc cho tất cả nhân viên.
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
· Quản lý các chính sách về nguồn nhân lực
Các hoạt động quản lý nhân sự cần đề ra cũng như đảm bảo các chính sách liên quan đến nguồn nhân lực được thực hiện đầy đủ trong doanh nghiệp. Nhân sự cần thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp. Nhà quản lý thì cần đảm bảo các chế độ cho nhân viên như đã đề ra. Thêm vào đó, các vấn đề nảy sinh cần được giải quyết để đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.
· Đảm bảo chất lượng của đội ngũ nhân sự
Bộ phận quản lý nhân sự chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo nhân sự cho toàn doanh nghiệp. Đây là các yếu tố chính hỗ trợ nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự, tăng hiệu quả công việc tối đa. Bên cạnh đó, việc đánh giá năng lực, xây dựng lộ trình phát triển phù hợp cũng là một ttorng những nhiệm vụ quan trọng. Đây cũng là sự chuẩn bị cần thiết giúp nhân viên phát triển bản thân, góp phần giúp doanh nghiệp tăng trưởng lớn mạnh.
· Đánh giá năng lực
Hệ thống quản lý nhân lực góp phần thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhân viên thông qua việc phát triển và đánh giá nhân lực. Việc này thúc đẩy nhân viên luôn luôn học hỏi và phát triển để đạt được những điều to lớn hơn. Nhân viên sẽ được giám sát thường xuyên, theo sát mục tiêu và hỗ trợ tối đa để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Quản lý nhân sự
· Duy trì môi trường làm việc lý tưởng
Tạo ra môi trường làm việc lý tưởng, cởi mở, thoải mái là một trong những cách tốt nhất để nhân viên có thể phát triển, phát huy hết những khả năng của bản thân mình. Ngoài cơ sở vật chất của nơi làm việc, các yếu tố liên quan đến đồng nghiệp, quản lý, người hướng dẫn và các động lực từ các cấp quản lý sẽ quyết định hiệu quả công việc cảu nhân viên. Một nhân viên đáng tin cậy trong một môi trường làm việc tốt sẽ có được hiệu suất tốt hơn. Môi rường làm việc tốt cũng sẽ tạo ra sự hài lòng hơn trong công việc. Vì vậy. bộ phận quản lý nhân sự cần chú ý đến nhiệm vụ xây dựng môi trường làm việc tốt cho nhân viên.
Qua bài viết này, bạn có đã có cái nhìn riêng cũng như câu trả lời cho câu hỏi: Quản lý nhân sự là gì? Tầm quan trọng của quản lý nhân sự? Qua đó có được chiến lược quản lý nhân sự hiệu quả, tối ưu nhất dành cho doanh nghiệp mình.
Xem thêm các bài viết khác:
Kỹ năng quản lý con người trong doanh nghiệp
Quy trình tổ chức cuộc họp chuyên nghiệp
Những chú ý khi xây dựng quy trình đào tạo nhân viên bán hàng