Giữ chân nhân tài là một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp? Ngay bây giờ, hãy “theo chân” ACABIZ khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp
Quan sát các hoạt động của nhân viên
Nếu bạn để ý đến các thói quen, ứng xử hàng ngày, cách giao tiếp và thái độ của nhân viên, có thể nhận ra những thay đổi của họ. Những thay đổi đó có thể là dấu hiệu của sự bất mãn hoặc thiếu gắn bó từ nhân viên. Từ đó, hãy tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình trạng này.
Dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp mà bạn có thể nhận biết từ việc quan sát các hoạt động của nhân viên đó là: thường xuyên đi muộn về sớm, một nhân viên vốn nghiêm túc bỗng nhiên sao nhãng, có thái độ bất hợp tác.
Dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp là quan sát các hoạt động của nhân viên
Mất khả năng kiểm soát cảm xúc
Những nhân viên mẫn cán nếu có ý định nghỉ việc thường dễ bị mất khả năng kiểm soát cảm xúc. Bạn có thể nhận ra điều này qua những bức thư điện tử chứa một tâm trạng giận dữ hoặc những cuộc điện thoại với những lời lẽ mang tính đe dọa. Do đó, hãy tinh ý phát hiện ra những dấu hiệu này trước khi họ dứt áo ra đi nhé!
>> Những điều các giám đốc mới nên biết
>> Bạn đã nắm được lý do khiến doanh nghiệp kém hấp dẫn người tài?
Tìm hiểu từ những khách hàng tốt nhất
Nếu nhân viên bán hàng xuất sắc vẫn đang làm việc suôn sẻ với những khách hàng tốt nhất, trong khi đó doanh số từ những khách hàng này bắt đầu sụt giảm, thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân của vấn đề này. Hãy tìm hiểu xem những nhân viên này có đang chuyển dần các thương vụ với những khách hàng này sang nơi khác hay không.
Nhân viên nghỉ phép ngắn nhưng thường xuyên
Khi một nhân viên nghỉ phép một vài ngày mà mức độ nghỉ phép diễn ra thường xuyên, thì rất có thể họ đang sử dụng những ngày nghỉ phép này để tìm việc hoặc đi phỏng vấn ở các công ty/doanh nghiệp khác.
Sử dụng thư điện tử và các thiết bị văn phòng khác
Một dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp mà bạn có thể nhận biết được đó chính là đột nhiên nhân viên sử dụng các tài khoản thư điện tử cá nhân để liên hệ với khách hàng. Ngoài ra, họ còn bắt đầu sử dụng máy tính xách tay cá nhân để làm việc. Đây là những dấu hiệu cho thấy họ đang có những hoạt động riêng và không còn muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Hiệu quả công việc suy giảm
Nhân viên sắp nghỉ việc thường không có cảm hứng và không tập trung để giải quyết các công việc hiện tại. Chính vì vậy, nếu nhà quản lý nhận thấy những kết quả làm việc của nhân viên giỏi thấp hơn giai đoạn trước thì có thể nhân viên đó muốn nghỉ việc 80%.
Nhân viên sắp nghỉ việc thường không có cảm hứng làm việc
Cách giữ chân nhân tài
Cách doanh nghiệp đối xử với nhân viên giỏi
Thực tế, với những khách hàng tiềm năng doanh nghiệp thường có những chính sách tốt hơn so với những khách hàng thông thường. Mục đích để mang lại cho họ những ưu đãi, lợi ích mà các khách hàng bình thường không có.
Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong việc đối xử với những nhân viên giỏi nhất. Do đó, khi chưa làm được điều này, bạn có thể phải nói lời chia tay với họ. Cho nên quan niệm phải đối xử công bằng với tất cả các nhân viên trong công ty sẽ không còn tác dụng. Đây là một trong những dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp mà bạn không nên bỏ qua.
Thực hiện những phương án dự phòng
Các doanh nghiệp nên đánh giá lại sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên. Sau đó, đưa ra những phương án khắc phục, tránh trường hợp nhiều nhân viên giỏi dứt áo ra đi cùng một lúc, đặc biệt sau những đợt đánh giá nhân sự cuối năm.
Nếu nhân viên cảm thấy họ được đãi ngộ xứng đáng với những gì đã cống hiến cho công ty, hoặc công việc có tính thử thách cao nhưng họ cũng đạt được kết quả theo đúng mục tiêu đề ra, thì khả năng họ chuyển sang công ty khác làm việc rất thấp.
Quan tâm đến đời sống gia đình của nhân viên
Một trong những nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc đó là mắc phải các vấn đề trong đời sống hôn nhân, hoặc bệnh tật của các thành viên trong gia đình. Chình vì vậy, các nhà quản lý hãy quan tâm đến những vấn đề này của các “viên ngọc sáng” trong công ty.
Nhà quản lý cần quan tâm đến đời sống gia đình của nhân viên
Quan tâm không phải là can thiệp mà để hỗ trợ họ, cũng như có những kế hoạch hiệu quả cho tương lai. Để làm được điều này, bạn có thể tạo điều kiện cho nhân viên có thể chuyển đến sống ở một địa điểm gần văn phòng làm việc. Như vậy, họ sẽ có nhiều thời gian dành cho gia đình. Đây được xem là một giải pháp khá hữu hiệu để giữ chân nhân tài.
Trên đây là những dấu hiệu mất nhân tài ở doanh nghiệp mà ACABIZ đã chia sẻ. Hy vọng rằng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các bạn đã nắm được những dấu hiệu cho thấy các nhân viên giỏi đang muốn rời bỏ bạn để có phương hướng xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh.