Lý giải nguyên nhân vì sao nhân viên ngại lên tiếng?

 

Vì sao nhân viên ngại lên tiếng chính là thắc mắc chung của nhiều nhà quản lý, đặc biệt là khi tiếp nhận một nhân viên mới và họ thường có biểu hiện “thu mình lại”. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này một cách thiết thực nhất.

Vì sao nhân viên ngại lên tiếng?

Thực tế, việc nhân viên ngại lên tiếng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, theo nhiều khảo sát thì vấn đề này chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:

>> Mách nước 4 cách động viên nhân viên mỗi ngày

     Nghệ thuật phê bình nhân viên của nhà lãnh đạo tài ba

Chưa thích nghi với môi trường làm việc

Đối với nhân viên mới, họ cần một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với môi trường làm việc. Do đó, thời gian đầu mới làm việc, do bản năng chưa thể thích nghi với môi trường làm việc nên họ thường có biểu hiện ít nói, trong các cuộc họp thường không đề xuất ý kiến một cách sôi nổi.

 

Nhân viên chưa thích nghi được môi trường làm việc thường có biểu hiện dè dặt

Chính điều này khiến cho nhà quản lý vô tình hiểu lầm nhân viên của mình là người ngại lên tiếng, sống thu mình. Việc đánh giá vội vàng sẽ không mang lại những nhận định hiệu quả về sau. Vì vậy, hãy để nhân viên của mình có thời gian làm quen với môi trường làm việc trong một khoảng thời gian nhất định.

Bản tính sống thu mình

Sống thu mình cũng chính là câu trả lời hợp lý cho thắc mắc vì sao nhân viên ngại lên tiếng. Điều này xuất phát từ chính tính cách của nhân viên. Những người này dù có năng lực nhưng do tính cách nhút nhát, ngại thể hiện bản thân nên họ thường sống thu mình, do đó, trong môi trường công sở họ không thích lên tiếng cũng như bày tỏ ý kiến của mình.

Mang tâm lý tự bảo vệ

Theo nhiều nghiên cứu, một số nhân viên đi làm thường mang tâm lý tự bảo vệ. Thực chất, tâm lý này xuất phát từ cơ chế không muốn bản thân vướng vào những xô bồ trong chốn công sở, ví dụ như: nhân viên tranh giành quyền lợi, mâu thuẫn ý kiến, đề xuất của mình bị coi thường…

Chính tâm lý này mà nhân viên thường chọn cách im lặng, sếp giao việc như thế nào thì sẽ đảm nhận và thực hiện như thế đó, không đề xuất, không ý kiến, không có sự phản biện… Thường thì tâm lý này sẽ mất đi khi bản thân họ gặp khó khăn hoặc có những vấn đề nảy sinh gây ảnh hưởng đến quyền lợi.

 

Do lo sợ môi trường công sở mà nhiều bạn thường chọn cách không lên tiếng

Mâu thuẫn với cấp trên

Vì sao nhân viên ngại lên tiếng, câu trả lời có thể là do mâu thuẫn với cấp trên. Thời gian đầu, có thể nhân viên này rất tích cực trong việc đề xuất ý kiến, thảo luận các vấn đề với cấp trên, tuy nhiên sau đó thì tự nhiên “im hơi lặng tiếng”, họ không thích đề xuất ý kiến, không có sự phát biểu trong các cuộc họp.

Lúc này, nhà quản lý hãy nghĩ ngay đến nguyên nhân khiến nhân viên ngại lên tiếng là do mâu thuẫn với cấp trên. Cụ thể, trong những cuộc họp trước đây, nhân viên thường xuyên đề xuất ý kiến nhưng không được công nhận, thậm chí là phản bác một cách thậm tệ.

Điều này dẫn đến tâm lý tự ti, lâu dần trở nên thói quen ngại lên tiếng. Họ cho rằng, dù mình có đề xuất ý kiến thì cũng không được tôn trọng nên học cách im lặng thì hơn.

Làm sao để nhân viên hết ngại lên tiếng?

Sau khi nắm được những nguyên nhân liên quan đến việc vì sao nhân viên ngại lên tiếng, nhiều nhà quản lý cũng đặt ra câu hỏi rằng, làm sao để nhân viên hết ngại lên tiếng. Thực tế, có rất cách để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tham khảo thêm như sau:

Tạo ra sự tương tác khi làm việc

Trong quá trình làm việc với những nhân viên có tính cách hướng nội thì nhà quản lý cần biết cách tạo sự tương tác khi làm việc. Cụ thể, thường xuyên tổ chức các cuộc họp để trao đổi về các cách thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra.

Thông qua những buổi họp này, nhà quản lý có thể kích thích nhân viên lên tiếng bằng cách đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề đang trao đổi. Ví dụ như: Bạn nghĩ sao về đề xuất mà anh/chị… đưa ra? Bạn có đề xuất thêm ý kiến gì không? Thực sự đây có phải là một ý kiến hữu ích hay không?

 

Tạo ra sự tương tác giúp kích thích nhân viên làm việc năng động hơn

Tôn trọng ý kiến của nhân viên

Mọi ý kiến nhân viên đưa ra cần được tôn trọng và đóng góp thêm ý kiến. Đây chính là cách kích thích động lực làm việc cho họ, từ đó đánh bay thói quen ngại lên tiếng một cách hiệu quả hơn.

Tạo ra môi trường làm việc thân thiện

Môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng và công bằng sẽ là động lực giúp nhân viên đóng góp nhiều ý kiến và tăng tinh thần làm việc hiệu quả hơn. Đồng thời, nó cũng tạo ra sự cạnh tranh công bằng, khiến những nhân viên đang yếu kém vượt dậy nếu không muốn bản thân bị đẩy lùi về phía sau.

Qua bài viết Acabiz chia sẻ, chắc chắn bạn đã có câu trả lời thiết thực nhất cho thắc mắc vì sao nhân viên ngại lên tiếng. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với các nhà quản lý trong quá trình điều hành và quản lý nhân viên.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz