Văn hóa doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Do đó, hiện nay, các doanh nghiệp thường tập trung xây dựng các ý tưởng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp. Để có thể nắm rõ hơn những ý tưởng đó là gì, bạn hãy “ghé ngay” bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của văn hóa doanh nghiệp
Để có thể xây dựng được những ý tưởng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp đúng chuẩn và chuyên nghiệp nhất, trước hết bạn phải hiểu được ý nghĩa của vấn đề này mang lại cho doanh nghiệp là gì. Theo đánh giá chung, văn hóa doanh nghiệp mang lại những lợi ích sau đây:
- Tạo nên một môi trường làm việc văn minh, khoa học và chuyên nghiệp.
- Cải thiện năng suất làm việc, tăng hiệu quả công việc đạt được, hoàn thành đúng mục tiêu đã đề ra.
- Phát triển các kỹ năng cho nhân viên và định hướng các hoạt động kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp.
- Góp phần xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh, có sự liên kết mạnh mẽ với nhau giữa các bộ phận với nhau.
- Xây dựng được đội ngũ nhân viên giàu năng lực, có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng được những thay đổi trong quá trình làm việc.
Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp
Ý tưởng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp
Thực tế, có rất nhiều ý tưởng hữu ích để thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, tùy vào điều kiện, nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của những doanh nghiệp “có tiếng” trên thương trường kinh doanh, có 4 ý tưởng chính trong thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp như sau:
Thảo luận chung về phát triển kỹ năng
Việc thảo luận chung về việc phát triển kỹ năng được thực hiện giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên. Nó còn được gọi là kỹ năng đối thoại trong doanh nghiệp. Nếu kỹ năng này được thực hiện tốt đồng nghĩa với văn hóa doanh nghiệp sẽ được thúc đẩy. Bởi vì nó đảm bảo cho tiến trình công việc cũng như các kỹ năng được thực hiện tốt nhất, đặc biệt, thông qua sự thảo luận có thể tìm ra được giải pháp tốt nhất.
>> Bạn có biết: Nên đào tạo gì cho nhân viên mới?
>> 5 bước quan trọng trong quy trình đào tạo nhân viên kho
Đối với ý tưởng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp này, doanh nghiệp cần đảm bảo phải thực hiện được những công việc sau đây:
- Lên lịch về công việc cần phải thường xuyên thảo luận, mục đích nhằm tạo nên động lực và thúc đẩy sự tương tác giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Xây dựng danh sách những công việc cần phải thảo luận để đảm bảo hiệu quả và tránh những sai sót không đáng có.
Bên cạnh việc thảo luận về công việc, doanh nghiệp cũng cần thực hiện các buổi thảo luận liên quan đến kỹ năng xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua những câu hỏi như: nhân viên có hài lòng với văn hóa doanh nghiệp hiện tại, kiến thức và kỹ năng đã được áp dụng cho nhân viên như thế nào, khó khăn và thách thức đang gặp phải, có vấn đề đáng lo ngại nào không…
Doanh nghiệp cần có sự thảo luận về mọi vấn đề trong công việc
Xây dựng thời gian phát triển cho nhân viên
Ý tưởng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp tiếp theo đó chính là xây dựng thời gian phát triển cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới. Thực tế, không có nhân viên nào có thể phát triển tối đa năng lực ngay từ khi mới vào làm mà cần một khoảng thời gian nhất định. Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng một hạng mục về việc xây dựng nhiệm vụ và tầm nhìn phát triển cho đội nhân viên, cả về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng mềm.
Trong thời gian này, hãy chú ý đến sự tương tác với nhân viên trong việc giải quyết vấn đề, xử lý tình huống để thúc đẩy tối đa năng lực đồng thời học hỏi thêm nhiều kiến thức mới.
Quản lý và đánh giá nhân viên
Việc quản lý và đánh giá nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp nắm được đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của nhân viên để tìm cách phát triển và khắc phục. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức quản lý và đánh giá nhân viên dựa theo mô hình SMART, có nghĩa là:
- Specific: Cụ thể
- Measurable: Đo lường
- Actionable: Hành động
- Relevant: Tính khả thi
- Time - bound: Thời gian rõ ràng
Công việc này có thể diễn ra theo từng cá nhân hoặc nhóm, team. Việc đánh giá có thể tiến hành thông qua các cuộc đối thoại hoặc nói chuyện giữa lãnh đạo và nhân viên. Qua mỗi buổi đánh giá, cần thấy được sự thay đổi của nhân viên theo hướng nào để có hướng giải quyết phù hợp.
Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình quản lý nhân viên SMART
Đào tạo văn hóa doanh nghiệp
Đào tạo văn hóa doanh nghiệp là một ý tưởng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp vô cùng hữu ích và thiết thực. Bởi thực tế, quá trình đào tạo càng bài bản, càng chuyên nghiệp thì càng giúp cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp được rút ngắn và hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức đào tạo theo từng kỹ năng, kiến thức riêng hoặc gộp chung với nhau tùy theo nhu cầu, điều kiện đào tạo của doanh nghiệp.
4 ý tưởng thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp mà Acabiz đề cập ở trên chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển hiệu quả hơn nếu như áp dụng một cách chuyên nghiệp.