CÁC BƯỚC XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VỮNG CHẮC

Do sự khác nhau nền văn hóa quốc gia mà sẽ có rất nhiều cách để định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hiểu một cách nôm na về văn hóa doanh nghiệp như là toàn bộ các giá trị văn hóa được hình thành và pháp triển trong cả quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ là thước đo chi phối cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của tất cả các thành viên và đồng thời thể hiện nét truyền thống đặc trưng riêng của tổ chức, doanh nghiệp.

Muốn doanh nghiệp phát triển vững mạnh thì văn hóa doanh nghiệp luôn cần được bồi đắp và xây dựng trở thành nền móng vững chắc. Vừa là để định hướng cho nhân viên về phong cách làm việc, thái độ ứng xử trong môi trường chung, văn hóa doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trong trong việc phát huy sức mạnh tập thể để cùng đạt được mục tiêu chung là sự bền vững và thành công. Trong bà viết dưới đây, hãy cùng Acabiz tìm hiểu về các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc nhé!

Bước 1: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trước khi xây dựng công ty

Trước khi bắt đầu xây dựng công ty, bạn những người trong đội ngũ sáng lập cần phải nghĩ thật kỹ về những điều bạn muốn tạo ra và mục đích kinh doanh bạn muốn đạt được. Và không thể phủ nhận rằng, một trong số những điều đó chính là văn hóa doanh nghiệp được xây dựng bắt nguồn từ chính những người sáng lập ra tổ chức. Bởi những co-founder chính là đại diện và có sức ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên khác trong công ty.

Bắt đầu từ việc cân nhắc thật kỹ nên chọn những ai ngồi vào vị trí lãnh đạo của công ty bạn, liệu đó có phải là những người thực sự có khả năng, lý tưởng và niềm tin phù hợp với những người lạnh đạo đi trước và nhân viên trong công ty? Người lãnh đạo được chọn ấy có đưa ra những mục tiêu và định hướng cũng như tạo ra văn hóa gần gũi và được mọi người đón nhận?

Bước 2: Xây dựng văn hóa bằng sức mạnh và nét riêng của doanh nghiệp

Xác định được mục tiêu hình thành và thời gian phù hợp để bắt tay vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp, bước tiếp theo mà bạn cần làm là phác thảo những gì bạn muốn. Các tốt nhất để bạn xây dựng văn hóa doanh nghiệp đúng hướng đó chính là tạo dựng từ chính thế mạnh và những nét đặc trưng riêng của công ty.

Ví dụ như: khi lãnh đạo là dân kinh doanh thì doanh số có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu của công ty. Họ cũng sẽ có xu hướng tuyển dụng những nhân viên sale có chuyên môn cao và thời điểm phát triển nhất của công ty sẽ là khi doanh số tang cao nhất,…

Giống như vậy, nếu người đứng đầu của doanh nghiệp là một designer thì lĩnh vực thiết kế sẽ luôn được ưu tiên phát triển. Và nếu founder có chuyên môn kỹ thuật cao thì hoạt động của công ty sẽ chuyên tập trung vào phát triển sản phẩm.

Cố gắng tận dụng và phát huy thế mạnh của người lãnh đạo để chèo lái và dẫn dắt công ty sẽ giúp cho đội ngũ quản lý và các nhân viên biết mình cần làm gì và nên làm như thế nào để cho ra kết quả tốt nhất.

Bước 3: Xác định rõ các yếu tố quan trọng trong quy trình xây dựng văn hóa

Dựa vào sức mạnh và nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp để xây dựng văn hóa doanh nghiệp thôi là chưa đủ, bạn cần bắt tay đi vào chi tiết và bắt đầu vạch ra các yếu tố quan trọng để xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh.

Doanh nghiệp không cần sử dụng quá nhiều những từ ngữ hào nhoáng để mô tả về nền văn hóa công ty, hãy xác định giá trị cốt lõi thực sự của công ty bạn. Từ đó đặt ra những câu hỏi thử nghiệm như: Thế nào là một nhân viên lý tưởng của doanh nghiệp? Nhân viên sẽ nói gì về công ty khi được yêu cầu nhận xét? Họ có thực sự yêu quý và muốn được cống hiến cho công ty dài lâu?

Bước 4: Đẩy mạnh phát triển văn hóa công ty

Đứng ở vị trí là nhà lãnh đạo thì bạn chắc chắn phải là tấm gương điển hình trong việc lan tỏa văn hóa công ty để các thành viên cùng nhìn vào và làm theo. Quá trình phát triển văn hóa doanh nghiệp cũng phải xác định là một quá trình lâu dài, cần sự bồi đắp của từng thành viên một cách bền bỉ và kiên trì. Đồng thời trong khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp và đưa vào vận hành, những người đứng đầu cũng phải luôn quan sát và đưa ra đánh giá nhận xét, tìm ra những lỗ hổng và nhanh chóng khắc phục, sửa đổi kịp thời. Điều này sẽ giúp cho văn hóa doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và nhận sự ủng hộ từ phần đông nhân viên.

 

>> Giải pháp để thay đổi cách làm việc thụ động của nhân viên

>> Những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo tài ba

Bước 5: Trao đổi thông tin rõ ràng và cởi mở

Nhân viên cần là những người nắm rõ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp mình đang làm việc. Họ cần phải biết công ty đang hoạt động ra sao? Phát triển ở mức độ nào? Đang đối mặt với những tình huống xấu nào? Để cùng phối hợp với nhau đưa ra ý kiến và cách giải quyết kịp thời, hiệu quả.

Trong nội bộ công ty cần xây dựng các kênh trò chuyện, làm việc thông qua email, nền tảng làm việc online, hay tổ chức các buổi họp định kỳ tuần, tháng để nhân viên có thể trao đổi, cập nhật thông tin, tổng kết các số liệu công việc. Bên cạnh những thông tin quan trọng cần phải trao đổi trong cuộc họp thì đây cũng là thời điểm để ban lãnh đạo nhắc lại các nhiệm vụ và giá trị của công ty cho nhân viên nhớ, giúp hoạt động công việc được vận hành theo đúng mục tiêu chung của toàn công ty.

Hoạt động trao đổi thông tin rõ ràng và cởi mở giúp cho nhân viên được nêu ra những nguyện vọng và ý kiến cá nhân riêng, đó là cơ hội cho cấp trên được lắng nghe và rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới một cách dễ dàng hơn.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một điều quan trọng mà bất cứ tổ chức nào cũng cần phải quan tâm và phát triển vững mạnh. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích mà Acabiz chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ phần nào hỗ trợ cho các doanh nghiệp tìm ra giải pháp thiết thực trong quy trình xây dựng văn hóa đặc trưng riêng cho công ty mình

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz

DOANH NGHIỆP ANH CHỊ ĐANG GẶP VẤN ĐỀ GÌ?

ĐỂ LẠI THÔNG TIN ĐỂ LÀM BÀI KHẢO SÁT MIỄN PHÍ TỪ CHÚNG TÔI

Khảo sát