BỘ 14 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA HENRY FAYOL

Bộ 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henry Fayol là bộ nguyên tắc cơ bản đầu tiên về lĩnh vực quản lý và được đánh giá là một trong những lý thuyết có tính toàn diện nhất cho đến thời điểm hiện tại. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng hiệu quả bộ nguyên tắc này của Henry Fayol vào quy trình quản lý của mình, đảm bảo hệ thống doanh nghiệp được vận hành ổn định và tạo đà giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng.

Cùng tìm hiểu xem Bộ 14 nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Henry Fayol là gì trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Chuyên môn hóa/phân công hóa lao động

Quy trình phân công lao động phù hợp dựa trên các tiêu chí năng lực chuyên môn, kỹ năng của từng thành viên trong tổ chức giúp doanh nghiệp thúc đẩy sự tập trung, tinh thần làm việc và khai thác tối đa điểm mạnh của họ đem lại hiệu quả công việc. Nhân viên được chuyên môn hóa, kết quả công việc tạo ra sẽ được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

2. Lãnh đạo đi kèm trách nhiệm tương ứng

Nhà quản lý có quyền gia lệnh hay giao việc cho nhân viên nhưng không được quên rằng quản lý là đi kèm với nghĩa vụ phải có trách nhiệm. Để nhà quản lý có thể làm tròn trách nhiệm của mình thì việc giao quyền cho quản lý cũng cần phải hợp lý hóa, bao gồm cả quyền yêu cầu một số thành viên có liên quan cùng tham gia quản lý. Tránh việc đội ngũ quản lý làm việc với sự vô trách nhiệm và gây ra hậu quả nghiêm trọng trong quản trị doanh nghiệp.

3. Kỷ luật

Thực hiện kỷ luật dựa trên một hệ thống chi tiết bao gồm các nguyên tắc, quy chế, quy định được thống nhất với nhau và đảm bảo các thành viên trong tổ chức phải tuân thủ đầy đủ. Kỷ luật phải được tôn trọng và đề cao tính thực thi trong mọi tổ chức, doanh nghiệp. Phương pháp kỷ luật cũng cần phải phù hợp với tính chất hoạt động của doanh nghiệp.

4. Thống nhất lệnh

Cách thức quản lý cần đề cao tính thống nhất, đặc biệt là hiện nay khi trong một tổ chức áp dụng rất nhiều các phương pháp và mô hình quản lý khác nhau đòi hỏi nhân viên phải nghe lệnh và thực hiện nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo, khách hàng cùng một lúc. Sẽ xuất hiện các trường hợp các nhà quản lý đưa ra ý kiến trái ngược nhau và nhân viên rơi vào tính huống không biết phải làm theo ý kiến của ai.

5. Thống nhất chỉ đạo

Đội ngũ nhân viên có cùng năng lực chuyên môn, kỹ năng thì cần phải được làm việc dưới sự lãnh đạo của một nhà quản lý, cấp trên để cùng thực hiện và hoàn thành một mục tiêu chung, theo một kế hoạch chung và đảm bảo phối hợp công việc được nhịp nhàng, thuần thục trong từng bước hoạt động.

6. Lợi ích chung cần đặt lên trên hết

Trong bộ nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của Fayol cũng chỉ ra rằng lợi ích chung của tổ chức phải được đặt lên trên hết. Khi mà nguyên tắc được xây dựng với lý thuyết mọi lợi ích đề có tính trung lập thì chắc chắn yêu cầu về lợi ích của từng cá nhân không được đề cao hơn lợi ích chung của tổ chức. Nhà quản lý phải thực hiện nhiệm vụ hòa giải nếu như trong việc thực hiện lợi ích tổ chức và lợi ích cá nhân có xảy ra mâu thuẫn xung đột và không có sự thống nhất.

7. Thù lao

Thù lao hay chế độ lương thưởng là những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp cần đảm bảo mức thù lao hay chế độ đãi ngộ công bằng và xứng đáng cho từng thành viên, nhà quản lý trong tổ chức.

8. Tập trung hóa

Tập trung hóa là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản trị doanh nghiệp, nó đem tới hệ quả tát yếu cho doanh nghiệp là quá trình cơ cấu. Ngay cả khi doanh nghiệp có cấu trúc phẳng thì phân chia quyền lực nên chỉ tập trung vào một đội ngũ nhất định mà thôi.

9. “Xích lãnh đạo”

Mối quan hệ trong công việc của nhân viên và nhà quản lý phải đảm bảo sự chặt chẽ và luôn tốt đẹp. Việc giao mệnh lệnh cho cấp dưới cũng cần theo nguyên tắc hợp lý, rõ ràng giữa hai bên để quá trình thực hiện đảm bảo kết quả tốt, có thể triển khai linh hoạt không cứng nhắc theo quy định.

>> Kỹ năng lập kế hoạch để thành công trong mọi việc

>> Những nguyên tắc quản trị hạnh phúc của người Đan Mạch

10. Trật tự

Trong các doanh nghiệp, nhân viên cần được tôn trọng, có tiếng nó riêng và có cơ hội thể hiện năng lực của cá nhân mình. Mỗi cá nhân đều nên có chỗ đứng riêng, có trách nhiệm phù hợp và có vai trò nhất định trong từng tổ chức để luôn cảm thấy mình có ích đối với hoạt động phát triển của tập thể.

11. Sự công bằng

Tính chất công bằng phải được đề cao trong mọi tổ chức, đặc biệt là trong tư tưởng, nguyên tắc hay hành động của cả nhân viên và đội ngũ quản lý. Điều này sẽ giúp nâng cao lòng trung thành của nhân viên với công ty.

12. Ổn định nhiệm vụ

Nhân viên cần phải có điều kiện làm quen, thích ứng với công việc để thực hiện công việc đúng quy trình và đảm bảo hiệu quả nhất. Ổn định nhiệm vụ nên được thực hiện với mục tiêu rõ ràng và có thời gian chuẩn bị chi tiết.

13. Sáng kiến

Tạo ra ý tưởng sáng tạo trong công việc là cách để nhân viên thể hiện sự nhiệt huyết và tinh thần làm việc cao nhất. Thông qua các sáng kiến trong công việc nhà quản lý có thể đánh giá chất lượng làm việc của từng cá nhân.

14. Tinh thần đoàn kết

Nguyên tắc cuối cùng đó là tinh thần đoàn kết. Việc xây dựng và duy trì gắn kết giữa các mối quan hệ trong công việc là điều quan trọng đối với doanh nghiệp. Thống nhất trong mục tiêu hành động, đoàn kết thực thi sẽ mang lại những kết quả ấn tượng, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz