Quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ nhân viên khi họ cảm thấy áp lực công việc là điều mà các nhà quản lý cần phải làm nếu muốn trở thành một người lãnh đạo “hoàn hảo” trong mắt cấp dưới. Áp lực công việc từ phía nhân viên hình thành nên từ nhiều lý do: như môi trường làm việc căng thẳng, quá nhiều đầ công việc phải giải quyết, vấn đề về giao tiếp và thậm chí là một số nguyên do cá nhân gây tác động,…Những điều này cũng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và hiệu quả làm việc của toàn đội nhóm trong công ty.
Do vậy, để giúp cho nhân viên của bạn thoát khỏi tình trạng áp lực công việc thì bạn cần phải nắm rõ những “bí quyết” trong bài viết ngay sau đây!
Luôn tương tác và sẵn sàng giúp đỡ nhân viên
Chủ động liên hệ và trao đổi với cấp dưới, hỏi thăm họ về tình hình công việc, họ đang cảm thấy công việc như thế nào, có cần mình hỗ trợ gì hay không là cách mà nhà quản lý thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ nhân viên để đảm bảo kết quả tốt nhất cho công việc. Khi nhân viên trả lời những câu hỏi trên và trình bày suy nghĩ của họ thì có nghĩa là họ đang cần cấp trên có hành động cụ thể để giúp họ vượt qua khó khăn chứ không phải chỉ là một lời hứa suông.
Giúp nhân viên ưu tiên công việc
Khi nhận ra nhân viên đang có dấu hiệu bị áp lực công vực, nhà quản lý có thể xem xét lại khối lượng công việc và KPI mình đã đặt ra cho nhân viên. Tạo ra một số điều chỉnh nhỏ bằng cách bỏ bớt các công việc không quan trọng để tập trung làm trước những nhiệm vụ ưu tiên, hay là kéo dài deadline để nhân viên cảm thấy “dễ thở” hơn.
Bên cạnh đó, để nhân viên hoàn thành công việc hiệu quả thì nhà quản lý cũng nên tạo điều kiện cung cấp các tài liệu, thông tin hữu ích và thiết bị làm việc mới đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra. Nếu như có thắc mắc gì trong quá trình làm việc, hãy thúc đẩy nhân viên nói ra với bạn để cả 2 bên đưa ra cách giải quyết nhanh chóng, phù hợp.
Xác định vai trò của nhân viên trong công việc
Nhiều nhân viên cảm thấy áp lực và căng thẳng trong công việc vì họ không cảm thấy chắc chắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong tổ chức. Chính vì thế mà nhà quản lý phải kịp thời trao đổi với nhân viên, giúp họ xác định lại rõ vai trò, nhiệm vụ công việc cụ thể, cũng như đưa ra kỳ vọng của lãnh đạo về công việc của họ. Điều này sẽ giúp họ nhìn nhận và có định hướng làm việc cụ thể để làm sao có thể đạt được mục tiêu của bản thân và tổ chức mình.
>> Xu hướng đào tạo và phát triển nhân lực 2020
>> 7 chỉ số KPI đào tạo trong doanh nghiệp
Hỗ trợ và đào tạo cho nhân viên những kỹ năng công việc cần thiết
Thực tế chỉ ra rằng nếu nhân viên được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng chuyên môn thì họ sẽ không cảm thấy bị áp lực công việc và sẵn sàng phấn đấu nhiều hơn nữa. Vậy thì nhà quản lý đã hướng dẫn chi tiết cho nhân viên khi thực hiện công việc chưa? Nhân viên nên tìm gặp ai để được hỗ trợ làm việc hiệu quả? Các chương trình đào tạo nhân viên đã được triển khai để đáp ứng nhu cầu của họ hay chưa? Nhà quản lý cần phải quan tâm tới tất cả những vấn đề này một cách thường xuyên và có kế hoạch triển khai cụ thể nếu không muốn nhân viên của mình bị áp lực, căng thẳng, làm ảnh hưởng đến hiệu suất công việc.
Linh hoạt trong phân công nhiệm vụ cho nhân viên
Linh hoạt trong phân công nhiệm vụ cho nhân viên là cách nhà quản lý giúp cho nhân viên của mình giải quyết tình trạng “quá tải” trong khi làm việc. Nếu như nhà quản lý thấy được rằng một phần nhiệm vụ của nhân viên có thể giao cho ai đó khác đảm nhiệm được thì nên có sự điều chỉnh phân công để ai cũng có thể hoàn thành với kết quả tốt nhất, đồng thời giảm bớt căng thẳng, áp lực đáng kể. Mỗi nhân viên đều có thế mạnh khác nhau, chính vì thế mà nếu biết cách tận dụng thế mạnh nhân viên đúng cách thì nhà quản lý sẽ xây dựng nên một môi trường làm lý tưởng với sự hài long của nhân viên.
Quan tâm và động viên nhân viên kịp thời
Tạo cơ hội cho nhân viên được nghỉ ngơi sau khi đi công tác dài ngày hoặc sau một khoảng thời gian tập trung hoàn thành dự án sẽ giúp cho nhân viên của bạn được giải tỏa căng thẳng, sốc lại tinh thần cho những nhiệm vụ công việc tiếp theo. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn nhân viên bị áp lực công việc, trở nên kiệt sự và giảm thiểu năng suất làm việc theo thời gian đúng không?
Khiến cho nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng
Đừng quên nói lời cảm ơn với nhân viên vì những kết quả tốt và nỗ lực của họ trong quá trình làm việc. Có rất nhiều cách để bạn bày tỏ lời cảm ơn với nhân viên, thông qua email, kênh làm việc nội bộ, trong các cuộc họp nhóm, điều này sẽ giúp cho nhân viên cảm thấy mình được công nhận, tạo tinh thần phấn khởi sẵn sàng đối mặt với những nhiệm vụ tiếp theo của công việc