Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống. Khi có kỹ năng lắng nghe, những vấn đề trong công việc, cuộc sống sẽ được giải quyết dễ dàng hơn. Vậy, làm sao để cải thiện kỹ năng lắng nghe trong nghệ thuật giao tiếp? hãy cùng ACABIZ đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tập trung để cải thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Giao tiếp là cuộc trò chuyện, tương tác hai chiều, do đó nếu không có sự tập trung, bạn sẽ không thể tiếp nhận được lượng thông tin mà đối phương truyền tải. Cho nên, khi lắng nghe bạn hãy tập trung, nếu có thể hãy tạm ngưng công việc đang làm để tập trung vào câu chuyện.
Bạn nên tập trung để cải thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Bên cạnh đó, bạn cần thể hiện sự tương tác của mình bằng cách nhìn về phía người nói, đồng thời sử dụng ngôn từ kèm theo như: gật đầu mỉm cười, dạ, vâng… để khuyến khích họ nói chuyện. Việc này sẽ giúp cho người nói hào hứng hơn, vì họ biết bạn đang lắng nghe điều họ nói một cách tập trung.
>> Điểm danh 5 ứng dụng làm việc nhóm hiệu quả nhất
>> EPE là gì? Điều kiện và quy trình thành lập doanh nghiệp EPE
Không được ngắt lời
Để nâng cao kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp, bạn không nên ngắt lời người khác. Thay vì dành hết phần nói của họ, hãy tạo cho đối phương không gian để nói. Việc ngắt lời người khác sẽ khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt cuộc nói chuyện. Hơn nữa, họ sẽ cảm thấy bản thân bị thiếu tôn trọng
Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của đối phương để cảm nhận. Chắc chắn, sẽ chẳng có một ai cảm thấy thoải mái khi bị cướp lời. Có thể bạn không đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình, rồi nêu ra ý kiến của bản thân.
Không phán xét, áp đặt đối phương
Một nguyên tắc quan trọng bạn cần “khắc cốt ghi tâm” để trở thành người lắng nghe giỏi trong giao tiếp đó là có một tư tưởng cởi mở. Bởi, sẽ chẳng có ai muốn nói chuyện với một người bảo thủ, lúc nào cũng áp đặt lên người khác tư tưởng của mình, không cho họ được nói lên quan điểm của mình.
Khi giao tiếp, bạn không được phán xét, áp đặt đối phương
Bạn nên hạn chế cái tôi cá nhân khi giao tiếp để có thể thấu hiểu đối phương. Quan điểm của bạn không phải lúc nào cũng đúng, do đó việc lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác sẽ giúp bạn hoàn thiện hơn.
Đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi không chỉ giúp bạn xác nhận thông tin mà còn là cách giúp bạn thể hiện mình đang theo dõi cuộc trò chuyện, đang lắng nghe họ và quan tâm những gì mà họ nói. Tuy nhiên, bạn cần phải biết cách đặt câu hỏi nhằm thể hiện sự đồng tình pha lẫn với sự ngạc nhiên trong đó như: đúng như vậy sao? thật thế à?... Ngoài ra, việc đặt câu hỏi đúng sẽ khiến đối phương chia sẻ được nhiều thông tin hơn.
Sử dụng ngôn ngữ hình thể
Ngoài việc đặt câu hỏi để thể hiện mình đang lắng nghe đối phương, bạn cần phải kết hợp việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Đây là một trong những kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp mà bạn cần ghi nhớ. Cụ thể, hãy hướng tư thế ngồi về phía đối phương, gật đầu khi nghe đối phương nói, nhìn vào họ…
Khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể bạn không nên khoanh tay trước ngược, quay mặt đi chỗ khác, hướng ra xa người nói hoặc nhìn vào những thứ xung quanh phòng, liếc mắt nhìn màn hình máy tính… Hãy tập trung vào cuộc trò chuyện.
Thấu hiểu khi lắng nghe
Không phải điều gì cũng có thể dễ dàng nói ra bằng lời. Vì vậy, trong quá trình lắng nghe, bạn hãy sử dụng tư duy của mình để có thể nhận biết được những ẩn ý mà đối phương muốn truyền đạt. Việc nhận ra ẩn ý của đối phương chính là cơ sở giúp bạn đối đáp sao cho phù hợp, không làm mất lòng người nghe. Nhờ vậy, bạn sẽ gây được thiện cảm và cho đối phương thấy rằng mình là người thấu hiểu.
Thấu hiểu khi lắng nghe sẽ giúp bạn gây được thiện cảm với đối phương
Đưa ra ý kiến cá nhân
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp tốt không phải lúc nào cũng sẽ im lặng, chỉ chăm chăm nghe đối phương nói. Việc này sẽ khiến họ cảm thấy mình đang độc thoại. Do đó, ngoài việc đặt câu hỏi, bạn cần phải đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Từ đó, đối phương sẽ thấy hứng thú và mở lòng nhiều hơn.
Với những lời nhận xét như: tôi hiểu rồi, thì ra là vậy, tôi biết rồi… chính là dấu hiệu cho thấy cuộc trò chuyện đi đến hồi kết, cho nên bạn hãy sử dụng chúng vào cuối cuộc trò chuyện.
Hưởng ứng người nói
Nếu bạn muốn khuyến khích đối phương nói chuyện thì hãy tỏ ra rằng mình đang rất chú ý đến câu chuyện của họ. Chẳng hạn như: “vậy ý của bạn là”, “tôi đã hiểu đúng ý bạn nói chưa nhỉ”... Bạn cũng có thể lặp lại những gì đã nghe để hướng người nói sang một chủ đề mới.
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sẽ giúp bạn và đối phương hiểu rõ với nhau hơn. Nhờ có kỹ năng này, bạn sẽ kết nối được nhiều người và thành công trong công việc cũng như cuộc sống.