7 lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động giúp tránh rủi ro

 

Khi chấm dứt hợp đồng với người lao động, nhà quản lý cần nắm được những điều khoản, lưu ý nhất định, bởi điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có. Dưới đây là 7 lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động mà bạn cần “bỏ túi” ngay.

1. Có thông báo trước

Để đảm bảo lợi ích của người lao động, trước khi chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp cần có thông báo trước theo một mức thời gian nhất định. Đây là một trong 7 lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động rất quan trọng mà doanh nghiệp cần lưu ý. Cụ thể thời gian thông báo như sau:

- Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

- Ít nhất là 30 ngày đối với hợp đồng lao động có xác định thời hạn.

- Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc có thời hạn dưới 12 tháng.

Và trước khi thông báo về việc việc chấm dứt hợp đồng lao động thì cần có sự trao đổi với đại diện tập thể lao động tại cơ sở, đồng thời thông báo cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội trước 30 ngày.

 

Doanh nghiệp cần có sự thông báo trước khi chấm dứt hợp đồng với người lao động

2. Xây dựng phương án sử dụng lao động

Khi doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng với người lao động, đồng nghĩa với việc người lao động có thể đối diện với nguy cơ thất nghiệp. Do đó, theo quy định của pháp luật, khi doanh nghiệp cho người lao động thôi việc vì thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc các lý do kinh tế thì cần có sự xây dựng phương án sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, trong trường hợp chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không sử dụng hết số lao động còn lại thì cũng cần phải xây dựng phương án sử dụng lao động. Đây là yêu cầu cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

>> Sếp thay đổi điều này, 50% nhân viên ở lại doanh nghiệp cống hiến

>> Nên thưởng thế nào cho nhân viên để tăng hiệu quả công việc?

3. Chấm dứt hợp đồng lao động dựa theo căn cứ

1 trong 7 lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động đó chính là phải có căn cứ về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể, điều này cần được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do người lao động không đáp ứng được công việc theo hợp đồng, thì cần căn cứ theo mức độ không hoàn thành như thế nào. Tuyệt đối không căn cứ theo theo kết quả lao động mà doanh nghiệp cảm thấy người lao động không đáp ứng được. Bên cạnh đó, khi áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì cũng cần phải tuân thủ theo pháp luật.

 

Doanh nghiệp phải có căn cứ nhất định khi chấm dứt hợp đồng

4. Thời hiệu xử lý kỷ luật

Thời hiệu xử lý kỷ luật cũng là vấn đề mà doanh nghiệp cần phải chú ý khi thực hiện việc chấm dứt hợp đồng với người lao động. Cụ thể, nó bao gồm các vấn đề sau đây:

- Tối đa là 6 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm của người lao động.

- Tối đa là 12 tháng đối với trường hợp vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.

- Trong một số trường hợp khác thì có thể kéo dài thời hạn hơn, tuy nhiên cần tuân thủ theo quy định của pháp luật.

5. Người xử lý kỷ luật sa thải

Việc xử lý và ký kỷ luật sa thải phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền theo Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp người có thẩm quyền đi vắng thì cần có người đại diện ủy quyền ký văn bản kỷ luật sa thải, và người này phải có văn bản ủy quyền. Có như vậy, việc xử lý kỷ luật sa thải mới được chấp thuận.

6. Trợ cấp mất việc và thôi việc

1 trong 7 lưu ý khi chấm dứt hợp đồng lao động giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có tiếp theo đó chính là trợ cấp mất việc và thôi việc cho nhân viên. Trong trường hợp người lao động hoàn thành tốt mọi công việc được giao nhưng phải chấm dứt hợp đồng bởi một số lý do từ phía doanh nghiệp, thì doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trợ cấp mất việc và thôi việc. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi họ không có việc làm.

Một số khoản trợ cấp mà người lao động có thể nhận khi bị sa thải như: số tiền được hưởng, thời gian tính tiền trợ cấp, tiền lương tính theo trợ cấp. Các khoản tiền này đều được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

Trợ cấp mất việc là điều mà người lao động có thể nhận được khi bị chấm dứt hợp đồng

7. Trách nhiệm của công đoàn cơ sở

Trong trường hợp việc xử lý các thủ tục, quy trình sa thải nhân viên cần có sự tham gia của Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì đơn vị này cần tham gia để hỗ trợ các thủ tục được thực hiện đúng chuẩn và chính xác. Thực tế, rất ít doanh nghiệp có thể thực hiện tốt điều này khiến những rắc rối có thể xảy ra, thậm chí là doanh nghiệp bị kiện ra tòa.

Trên đây là 7 lưu ý khi chấm dứt hợp đồng mà doanh nghiệp cần nắm vững để giúp cho bộ máy kinh doanh được vận hành tốt nhất. Hy vọng những thông tin này từ Acabiz thực sự hữu ích đối với bạn.

 

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz