Thế hệ gen Z là thế hệ của tất cả các bạn trẻ sinh năm 1995 đến nay. Theo nhận định của ông Charles-Henri Besseyre des Horts – Giảng viên Quản trị nhân sự và hành vi tổ chức tại trường Quản lý HEC Paris thì đây là một thế hệ “đặc biệt” sống trong thời đại internet đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một phần không thể thiếu trong công việc và cuộc sống.
Vì vậy, bộ máy quản lý hay quy trình tuyển dụng dành cho nhân viên thế hệ gen Z trong doanh nghiệp cần phải đổi mới đa dạng, đáp ứng được những đặc điểm khác biệt của các nhân tài trẻ tuổi, giúp họ có thể nỗ lực và phát huy hết khả năng chuyên môn, tạo ra những kết quả công việc tốt nhất để phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp.
Dưới đây là 5 đặc điểm giúp doanh nghiệp nắm bắt được những dấu hiệu nhận biết thú vị về nhân viên thế hệ gen Z:
1. Thế hệ trẻ thích phá vỡ nguyên tắc
Đặc điểm đầu tiên để nhận biết được thế hệ gen Z đó là họ là những người trẻ thích làm theo những gì mình thích và khó làm theo những luật lệ đề ra của tổ chức. Nhà quản lý sẽ rất khó có thể ép buộc họ tuân theo những tiêu chuẩn cứng nhắc trong công việc. Hơn thế nữa, trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ không dễ dàng gì để đặt ra những yêu cầu nhằm kiểm soát được nhân viên trẻ thuộc thế hệ gen Z.
Đây không phải là hạn chế khiến cho doanh nghiệp e dè khi tuyển dụng nhân viên thế hệ gen Z, đôi khi những người trẻ thích phá vỡ nguyên tắc này lại tạo ra cơ hội thay đổi cho cả mội tổ chức, tạo ra sự đột phá bất ngờ trong những ý tưởng sáng tạo, giải pháp quan trọng để giải quyết công việc hiệu quả hơn.
>> Làm thế nào để thu hút nhân viên thế hệ Gen X vào nơi làm việc
>> 5 cách để nhân viên luôn chủ động trong công việc
2. Họ quan tâm đến những khoản phụ cấp đặc biệt
Khác với thế hệ gen Y luôn mong muốn được làm những công việc mang tính chất ổn định, thế hệ gen X luôn cảm thấy bức bối với giờ làm việc hành chính 8 tiếng/ngày hay bất kỳ một hạn chế nào khiến họ bị gò bó cả về không gian lẫn thời gian làm việc.
Thế hệ gen X được nhận diện là những người ưa sự sáng tạo và thử thách. Những công việc liên quan đến lên ý tưởng, kế hoạch, tham gia dự án, sự kiện cần phải di chuyển nhiều,….thì những bạn trẻ này lại luôn là người tiên phong, không ngại thử thách và nếu phải làm việc thêm giờ thì họ cũng sẵn sàng. Tiềm năng của thế hệ gen Z được phát huy tối đa nếu như đưa họ vào một môi trường làm việc thoải mái, tự do thay vì chỉ làm việc 8 tiếng/ngày. Do đó, những khoản phụ cấp, chế độ thưởng xứng đạng cho sự cống hiến, cố gắng trong công việc là vấn đề mà nhân viên gen Z cực kỳ cần, tuy nhiên nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lại chưa thực sự quan tâm đến điều này.
3. Họ làm việc với góc nhìn đa chiều
Nhân viên thế hệ gen Z làm việc với góc nhìn đa chiều, quan tâm đến mọi khía cạnh của vấn đề với sự giúp sức mạnh mẽ từ internet, nơi cung cấp một lượng lớn thông tin khổng lồ để nhân viên có thể dễ dàng tìm kiếm, đánh giá và chọn lọc thông tin sử dụng.
Nhờ vào cách làm việc đa chiều, thế hệ gen Z luôn tự tin với khả năng làm việc của bản thân, cởi mở hơn khi phải nhận về những lời chỉ trích của nhà quản lý, đồng nghiệp trong công việc chung và coi đó là những lời đánh giá mang tính xây dựng, giúp họ thay đổi và có cơ hội nâng cao kỹ năng chuyên môn.
4. Thế hệ gen Z có quan điểm cá nhân rõ ràng
Những người trẻ thuộc thế hệ gen Z làm việc đa chiều, có sự tư tin đối với bản thân nên chắc chắn rằng khi làm việc họ luôn muốn bày tỏ ý kiến và quan điểm cá nhân một cách rõ ràng. Trong tất cả các buổi làm việc nhóm, cuộc họp với lãnh đạo, những nhân viên này không ngần ngại nói lên quan điểm của mình về vấn đề mà mọi người đang bàn luận, góp ý của họ mang tính xây dựng giúp giải quyết vấn đề nhanh chóng và có những lựa chọn tối ưu.
Doanh nghiệp có thể hy vọng nhiều vào khả năng của thế hệ gen Z làm nên những kết quả tuyệt vời bởi họ luôn trung thành với lý tưởng cá nhân, đồng thời không bị lung lay các quyết định hành động bởi sự tác động của các yếu tố xung quanh. Sự trung thực của nhân viên thế hệ gen Z là thứ mà bất cứ nhà lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng đánh giá cao trong tuyển dụng.
5. Thế hệ gen Z với xu hướng nhảy việc để thử thách chính mình
Nhân viên thế hệ gen Z có xu hướng thay đổi công việc (hay còn gọi là “nhảy việc”) trong vòng nửa năm đến hơn một nă. Họ sẵn sàng đi tìm cơ hội làm việc mới với mức lương hấp dẫn hơn sau một khoảng thời gian cống hiến cho tổ chức, được đào tạo, tham gia trực tiếp các dự án của doanh nghiệp,…
Tham vọng nghề nghiệp của các bạn trẻ thế gen Z cao hơn hẳn so với các thế hệ trước. Chính vì thế giải pháp hiệu quả để có thể giữ chân nhân tài thế hệ gen Z đó chính là tạo ra cơ hội giúp họ nhân viên được tham gia sâu vào môi trường văn hóa công sở, thể hiện năng lực các nhân góp phaatf phát triển tương lai doanh nghiệp.