Xây dựng kế hoạch quản trị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Xây dựng kế hoạch quản trị nguồn nhân lực là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần triển khai nếu muốn xây dựng đội ngũ nhân lực tốt và thực hiện các chiến lược lâu dài.

Trong thị trường nhân lực hiện nay, sự cạnh tranh là không hề nhỏ. Việc xây dựng đội ngũ nhân sự vì thế cũng trở thành nhiệm vụ khó khăn. Thay vì lúng túng với việc giữ chân nhân sự, nhiều doanh nghiệp đã chọn cách xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực để có được chất lượng như mong muốn. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng, trau dồi kiến thức học quản lý nhân sự phù hợp. Hãy cùng Acabiz tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Kế hoạch quản trị nguồn nhân lực là gì?

Kế hoạch quản trị nguồn nhân lực là bản mô tả chi tiết các hoạt động mà doanh nghiệp cần làm để tối ưu hóa nguồn tài nguyên con người. Nhằm đảm bảo chúng có thể phục vụ tốt nhất cho các nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức ở hiện tại và trong tương lai.

Xây dựng kế hoạch quản trị nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Mục tiêu của kế hoạch quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp xoay quanh các yếu tố chính:

-          Mục tiêu về số lượng các vị trí các hoạt động trong doanh nghiệp.

-          Mục tiêu về chất lượng đảm bảo đội ngũ nhân viên đủ năng lực đáp ứng nhu cầu công việc

-          Mục tiêu về chi phí đảm bảo tối ưu các khoản phí chi trả cho đội ngũ nhân sự.

Tại sao cần lập kế hoạch quản trị nguồn nhân lực?

Có kế hoạch cụ thể, rõ ràng, doanh nghiệp có thể xây dựng nên đội ngũ nhân viên lý tưởng tham gia làm việc, vận hành và phát triển doanh nghiệp một cách tốt nhất mà vẫn đáp ứng được yếu tố tối ưu chi phí.

Kế hoạch cũng sẽ mang đến sự phẩn bổ nguồn lực phù hợp, đúng người, đúng việc, nâng cao năng suất. Đồng thời, đây cũng là yếu tố cần thiết để doanh nghiệp tiến hành bồi dưỡng, giữ chân, từng bước nâng cao năng lực đội ngũ nhân sự sẵn có.

>> Các phương pháp đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

Phương pháp lập kế hoạch quản trị nguồn nhân lực

a.   Bước 1: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực

Chiến lược quản trị nguồn nhân lực

·         Môi trường bên ngoài:

Doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Bao gồm nhiều yếu tố như: bối cảnh kinh tế, chính sách pháp luật, sự phát triển về kỹ thuật công nghệ cũng như sự cạnh tranh với các đối thủ của mình.

Đây là sẽ yếu tổ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Cần phân tích kỹ càng để có thể đưa ra được kế hoạch phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.

·         Môi trường bên trong:

Bên cạnh đó, các yếu tố từ bên trong nội tại doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng đáng kể. Với mỗi ngành nghề, các yêu cầu số lượng, chất lượng, trình độ năng lực của nhân viên là khác nhau. Các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới nhu cầu về nhân sự trong tương lai. Thêm vào đó, chính sự thay đổi tự nhiên trong lực lượng lao động của doanh nghiệp cũng sẽ có tác động lên kế hoạch dài hạn.

b.  Bước 2: Đánh giá chính xác đội ngũ nhân công hiện tại của doanh nghiệp

·         Chất lượng nhân sự:

Chất lượng đội ngũ nhân sự được phân tích và đánh giá chủ yếu dựa trên 2 yếu tố: năng suất làm việc và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Việc hoạch định nhân sự là một chiến lược dài hạn. Nhân viên ngoài việc đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại cần có tiềm lực và các tố chất để phát triển hơn nữa trong tương lai. Sau khi phân tích, nhân sự sẽ được xếp vào các nhóm nhân sự khác nhau để tiến hành bồi dưỡng và phát triển theo đúng định hướng.

>> Các tiêu chí đánh giá nhân viên

·         Số lượng nhân sự:

Số lượng nhân sự trong doanh nghiệp được chia làm các nhóm khác nhau: lãnh đạo, quản lý cấp trung, nhân viên sản xuất và nhân viên hỗ trợ. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao các nhóm này, sự biến động, hiệu quả làm việc. Qua đó, dự đoán được tình hình biến động về số lượng nhân sự trong doanh nghiệp và có được phương án giải quyết kịp thời.

Quản trị nguồn nhân lực

c.   Phân tích cung cầu nhân lực và khả năng điều chỉnh

·         Phân tích nguồn lực thực tế

Nhà quản lý có thể kiểm soát được tình hình nguồn lực thực tế của doanh nghiệp qua các yếu tố:

-          Các hoạt động trong doanh nghiệp có bao nhiêu nhân viên thực hiện? Hiệu quả đạt được?

-          Ước tính xem có bao nhiêu nhân viên là phù hợp. Có bao nhiêu nhân viên cần chuyển công tác?

·         Phân tích nhu cầu tương lai:

Dựa vào những hoạch định dài hạn, nhà quản lý cần biết những yếu tố có khả năng làm biến đổi nhu cầu về nguồn nhân lực hay tạo ra những công việc mới. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng kế hoạch quản trị nguồn nhân lực.
d.  Kiểm tra, đánh giá

 

Các đánh giá, phân tích thường luôn có những sai sót về mặt định lượng giữa kế hoạch và thực hiện, bởi vậy, mục tiêu của nội dung này là nhằm quản trị rủi ro của những sai lệch đó. Cụ thể hơn, các nhà quản lý cần ước lượng được những điểm sai số giữa kế hoạch và thực hiện, dự đoán nguyên nhân dẫn chúng và đề ra các biện pháp để khắc phục, hoàn thiện.

>> Phương pháp quản trị OKR cho doanh nghiệp

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz