NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT NƠI CÔNG SỞ MÀ NHÀ QUẢN LÝ CẦN BIẾT

Môi trường công sở là một không gian tập thể mà ở đó mỗi người đều có tính cách, tư duy, kỹ năng công việc, năng lực, …khác nhau. Do vậy, việc xảy ra những mâu thuẫn, xung đột nơi công sở là không thể tránh khỏi ở bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào.

Nhiệm vụ của những nhà quản lý doanh nghiệp đó chính là làm thế nào để giải quyết ổn thỏa khi có xung đột phát sinh trong môi trường công ty và làm cơ sở để xây dựng văn hóa công ty tốt đẹp, bền vững hơn. Cùng Acabiz tham khảo ngay những phương pháp giải quyết xung đột nơi công sở mà nhà quản lý cần nắm được thông qua bài viết dưới đây.

1.  Phương pháp thỏa hiệp

Trong bất cứ mâu thuẫn nào nảy sinh trong quá trình làm việc chung giữa các thành viên trong tổ chức, việc đầu tiêu nhà quản lý cần phải nghĩ đến để giải quyết mâu thuẫn này đó chính là phương pháp thỏa hiệp. Thỏa hiệu là một trong những nghệ thuật đàm phán giúp giải quyết mâu thuẫn theo hướng cực kỳ tích cực. Hay cho nhân viên của bạn thấy rằng “Một điều nhịn chin điều lành”, khuyên mỗi người hãy nghĩ tới những lợi ích, mục tiêu công việc chung của đôi bên và tổ chức để nhường nhịn nhau và không làm ảnh hưởng lớn đến công ty. Phương pháp thỏa hiệp nên áp dụng giải quyết các trường hợp xung đột tương đối quan trọng, khi mà vấn đề trở nên căng thẳng mà đôi bên vẫn khăng khăng quan điểm riêng của mình.

2. Phương pháp cạnh tranh

Để giải quyết xung đột công sở hiệu quả, nhà quản lý có thể sử dụng chính sức “ảnh hưởng”, quyền hành của mình theo hướng cạnh tranh. Từ vị trí của một nhà quản lý, nhiều người có xu hướng đánh giá các mâu thuẫn xung đột nơi công sở là mối quan hệ ganh đua nên thường giải quyết bằng cách sử dụng quyền hành của mình để buộc nhân viên nghe theo.

Bằng phương pháp này, nhà quản lý có thể giải quyết dứt điểm mâu thuẫn xung đột giữa các nhân viên và không để tình trạng kéo dài. Và để mối quan hệ giữa mọi người trong công ty có thể hàn gắn sau xung đột mâu thuẫn, hãy học cách giải quyết tình huống và gạt bỏ những hận thù không đáng có gây ảnh hưởng đến tâm lý bản thân và hiệu quả công việc chung. Phương pháp cạnh tranh có thể ứng dụng khi bạn chắc chắn rằng mình là người đúng trong cuộc tranh luận và muốn tiết kiệm thời gian chờ đợi sự thống nhất ý kiến của lãnh đạo để giải quyết ổn thỏa tình huống khẩn cấp.

3. Phương pháp hòa giải

Giải quyết xung đột nơi công sở theo phương pháp hòa giải là quyết định phù hợp nếu như nhà quản lý thực sự quan tâm tới tinh thần hữu nghĩ, hòa hợp của từng cá nhân có liên quan đến mâu thuẫn đó. Nhà quản lý phải chấp nhận việc hy sinh những lợi ích cá nhân để nhượng bộ và đống ý với các điều kiện mà đối phương đưa ra. Đồng thời, bên cạnh sự nhượng bộ thì mọi người phải đi kèm với sự tôn trọng lẫn nhau về quyền lợi, ý kiến cá nhân. Nhờ vào sự cân bằng giữa nhượng bộ và tôn trọng mà các nhân viên không cảm thấy bị đối xử bất công sau khi giải quyết xung đột. Phương pháp hòa giải được áp dụng khi điều nhà quản lý ưu tiên hàng đầu là giữ gìn mối quan hệ và đề cao sự tôn trọng lẫn nhau.

>> Cách viết email chào mừng nhân viên mới chuẩn nhất

>> Tầm quan trọng của văn hóa đọc sách trong doanh nghiệp

4. Phương pháp né tránh

Đối với những mâu thuẫn xung đội không quá quan trọng và ảnh hưởng đến lợi ích chung của đội nhóm, tổ chức thì nhà quản lý có thể lựa chọn phương pháp né tránh, giao cho bên thứ ba giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, nhà quản lý cần phải lưu ý rằng bên thứ ba phải là người không hề liên quan đến những vấn đề gây tranh cãi và tạo ra mâu thuẫn giữa các thành viên. Nhà quản lý cũng phải đảm bảo chắc chắn rằng bên thứ ba được chọn để giải quyết mâu thuẫn nên là người có suy nghĩ thấu đáo, quan sát nhạy bén cùng khả năng truyền đạt tốt để điều hướng cuộc xung đột đi đến kết quả tốt đẹp. Những ý kiến họ đưa ra phải là ý kiến khách quan, không thiên vị để khiến những người trong cuộc cảm thấy thoải mái và đồng tình với hướng giải quyết của họ.

5. Phương pháp hợp tác

Phương pháp giải quyết xung đột nơi công sở cuối cùng mà bài viết muốn nhắc tới đó chính là phương pháp hợp tác, một trong những cách giải quyết được đánh giá là khả quan và hiệu quả nhất trong các cách được nhắc tới phía trên. Sự bảo thủ của các cá nhân và cả đội ngũ quản lý sẽ không đem lại kết quả hòa giải cuối cùng và giữa các bên khó lòng mà tiếp tục làm việc với nhau. Do vậy, bạn có thể là người chủ động thể hiện thiện chí hợp tác, nêu rõ quan điểm của bản thân về vấn đề đang tranh cãi , tôn trọng mục tiêu của từng người và tiếp thu những ý kiến đánh giá của người khác về bản thân.

Phương pháp giải quyết mâu thuẫn theo hướng hợp tác là cách cực kỳ hữu hiệu nếu như mâu thuẫn đã tồn tại lâu trong đội nhóm và cần phải tạo cơ hội để hàn gắn lại mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên tốt đẹp hơn, tạo cơ sở hợp tác hoàn thành tốt những nhiệm vụ công việc hằng ngày của đội nhóm.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz