Sa thải nhân viên là điều mà cả sếp và nhân viên đều không muốn. Nhưng có một số lý do khiến sếp của bạn không còn lý do nào khác ngoài việc đưa ra quyết định sa thải.
Việc đưa ra quyết định sa thải nhân viên không phải là điều dễ dàng đối với nhà quản lý hoặc người chịu trách nhiệm với nhân sự. Điều này đặc biệt khó khăn về phương diện tinh thần cũng như ảnh hưởng đến toàn thể doanh nghiệp. Tuy nhiên, có những lý do chính đáng mà sếp phải đưa ra quyết định sa thải nhân viên. Hãy cùng Acabiz tìm hiểu những lý do này qua bài viết dưới đây nhé.
Làm việc không hiệu quả
Đây là một trong những lý do phổ biến khiến sếp sa thải nhân viên. Dù bạn ở bộ phận nào, làm nhiệm vụ gì trong phòng ban thì mục đích chính bạn vào công ty để làm việc. Vì thế, khi bạn không mang lại hiệu quả gì từ công việc hoặc hiệu quả quá tệ, bạn sẽ có thể bị xếp vào danh sách bị sa thải. Đây cũng là điều dễ hiểu. Trên phương diện nhà điều hành, không có lý do để giữ lại người không phát triển tổ chức.
>> Những phương pháp đánh giá nhân viên phổ biến
Những lý do khiến sếp đưa ra quyết định sa thải nhân viên
Công khai chống đối sếp
Hãy nhớ rằng việc đóng góp để đạt được kết quả cao nhất khác hoàn toàn với việc công khai chống đối sếp. Bạn không thể đứng lên đối chất, to tiếng với sếp để bảo vệ ý kiến của mình hay làm bẽ mặt sếp trước rất nhiều người. Vẫn đóng góp nhưng bằng nhiều cách tế nhị hơn. Vấn đề nằm ở kỹ năng giao tiếp, xử lý vấn đề và đàm phán. Nếu bạn là người tinh tế, khéo léo, bạn có thể gặp riêng sếp để trình bày quan điểm của bản thân mình.
Làm lộ thông tin của công ty
Trong kinh doanh, các thông tin, chiến lược rất quan trọng. Dù vô tình hay cố ý, việc bạn để lộ bí mật, chiến lược sẽ có thể là một trong những lý do khiến sếp quyết định sa thải nhân viên. Với các chiến lược, kế hoạch, hãy tránh bàn tán cùng đồng nghiệp hay nhắc đến trong các cuộc tụ tập. Có thể trong 1 phút vô tình bạn nhắc đến, hậu quả có thể rất lớn. Điều này không chỉ khiến bạn bị sa thải mà còn đánh mất lòng tin từ người khác.
Sa thải nhân viên
Có thái độ tiêu cực trong quá trình làm việc
Có thể năng lực bạn chưa tốt, nhưng thái độ là yếu tố quyết định những gì bạn có thể đạt được. Và thái độ tiêu cực trong quá trình làm việc cũng có thể trở thành lý do khiến sếp ra quyết định sa thải nhân viên. Bạn là nhân viên thường xuyên đi muộn, phạm phải các quy định của công ty. Bạn cũng thường xuyên làm việc riêng trong giờ làm việc, có thái độ không tốt với đồng nghiệp, không nhiệt tình trong công việc, luôn luôn đổ lỗi cho người khác, có thái độ miễn cưỡng với các công việc được giao,… Hãy sửa đổi ngay nếu không muốn nằm trong danh sách nhân viên bị sa thải. Bởi vì không có nhà quản lý nào muốn có nhân viên có thái độ tiêu cực trong doanh nghiệp để ảnh hưởng đến những người khác.
Không thể hòa nhập với văn hóa của doanh nghiệp
Theo một cuộc điều tra của Jobsite - một trang web tuyển dụng trực tuyến của Anh, cứ 3 nhân viên nghỉ việc thì có đến 2 trường hợp bắt nguồn từ lý do không thể hòa hợp với tập thể, không thể thâm nhập vào văn hóa công ty. Khi điều này xảy ra, nhân viên trở nên lạc lõng trong tập thể, dẫn đến hiệu quả công việc giảm sút, bản thân nhân viên cũng rơi vào tình trạng căng thẳng. Thêm vào đó, việc không thể hòa nhập là lý do khiến cho công việc không bao giờ có kết quả tốt.
Các nét trong văn hóa doanh nghiệp thường đặt ra để rất nhiều người có thể hòa nhập. Nếu bạn không thể hòa nhập được thì vấn đề có lẽ nằm ở bản thân nhân viên chưa sẵn sàng tiếp nhận, có định kiến với doanh nghiệp.
Quy trình sa thải nhân viên
Không có sự nỗ lực, tự phát triển bản thân
Mọi thứ vận hành để có được sự phát triển cùng với thời gian. Doanh nghiệp cũng vậy. Trong khi doanh nghiệp phát triển từng ngày nhưng bạn vẫn giậm chân tại chỗ, thậm chí có xu hướng đi lùi, hiệu quả giảm xuống, bản thân cũng không có sự trau dồi về kiến thức và kỹ năng. Điều này sẽ trở thành một trở ngại trong doanh nghiệp. Khi này, không còn lý do gì để doanh nghiệp có thể giữ bạn lại.
Tuy nhiên, doanh nghiệp thường có các chương trình đào tạo nhân viên. Hãy tận dụng nó để phát triển với sự nỗ lực cố gắng của bản thân. Thêm vào đó, hãy học hỏi từ nhiều nguồn để tự phát triển bản thân. Điều này không chỉ giúp bạn không bị sa thải mà còn góp phần giúp bạn nâng cao mức lương thưởng nếu có kết quả tốt hơn.
Sa thải nhân viên là điều mà không ai muốn. Vì vậy, có những lý do nhân viên cần biết và tránh để có được quá trình làm việc thuận lợi ở bất cứ đâu.
>> Bí quyết tăng gấp đôi hiệu suất công việc
>> Những kỹ năng cần bổ sung cho nhân viên trong doanh nghiệp Việt