KPI LÀ GÌ? NHỮNG SAI LẦM TRONG ĐÁNH GIÁ KPI CỦA DOANH NGHIỆP

Sử dụng KPI để đo lường hiệu suất công việc của nhân viên là một cách quản lý phổ biến của các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp hiện nay. Có thể thấy rằng, chỉ số KPI có thể ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và là công cụ làm việc hữu ích giúp doanh nghiệp khảo sát, phân tích, đo lường hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực làm việc của cấp dưới.

Nhưng thực tế hiện nay nhiều doanh nghiệp đang mắc phải các sai lầm nghiêm trọng khi xây dựng bộ KPI đánh giá dẫn tới những hệ quả làm ảnh hưởng đến chất lượng hoàn thành công việc, tạo áp lực cho nhân viên,… Vậy những sai lầm trong đánh giá KPI của doanh nghiệp là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

KPI là gì?

KPI với tên gọi đầy đủ là Key Performance Indicator được dịch ra tiếng Việt là chỉ số hiệu suất cốt yếu của một đối tượng tương ứng. Chỉ số KPI có thể sử dụng để đo lường hiệu quả thành công của một dự án, đánh giá hiệu quả của một kế hoạch làm việc hoặc năng lực của một cá nhân, bộ phận. Tóm lại, KPI là một công cụ quản lý công việc rõ ràng giúp người dung dễ dàng phân tích, đánh giá các mục tiêu mà mình đề ra.

Những sai lầm trong đánh giá KPI của doanh nghiệp

1. Sai lệch trong lựa chọn chỉ tiêu đánh giá lượng hóa làm KPI

Việc lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá lượng hóa mà mình xây dựng làm KPI mà chưa thể giải thích được phương pháp thiết kế, chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động nào có thể gắn tên KPI là một trong những lỗi sai lớn mà các doanh nghiệp hay mắc phải. Sai lầm này dẫn tới việc doanh nghiệp sẽ sử dụng một bộ KPI đi lệch hướng với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp với những tiêu chí đánh giá không mang tính chủ chốt và cũng chẳng đem lại hiệu quả đánh giá nào về năng lực làm việc của nhân viên và các bộ phận trong công ty.

>> Làm thế nào để đánh giá hiệu quả đào tạo nhân sự

>> 8 loại KPI đào tạo quan trọng cho từng bộ phận cho doanh nghiệp không thể bỏ qua

2. Ứng dụng KPI không kết hợp với trả lương, thưởng

Hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp áp dụng KPI cho cấp dưới nhưng lại không có tiêu chí trả lương, khen thưởng để tạo động lực cho nhân viên hoàn thành KPI đề ra. Điều này khiến cho nhân viên không có mục tiêu để phấn đấu hay sự nỗ lực trong công việc để đem tới những kết quả tốt nhất. Ngoài ra, một bộ KPI không gắn liền với cơ chế lương thưởng được đánh giá là một chỉ tiêu đánh giá hời hợt, có cũng hay không cũng được bởi việc hoàn thành KPI hay không thì nhân viên cũng không được đánh giá và khen thưởng rõ ràng.

3. Xây dựng quá nhiều chỉ tiêu đánh giá KPI cho mỗi vị trí

Vận hành một hệ thống KPI với rất nhiều chỉ tiêu đánh giá từ cao đến thấp có thể khiến cho nhân viên không coi trọng các chỉ tiêu thấp. Việc phải đảm nhiệm quá nhiều chỉ tiêu cùng một lúc cũng sẽ dẫn tới tình trạng nhân viên không thể tập trung hoàn thành tốt tất cả các mục tiêu hay chú trọng vào các chỉ tiêu trọng yếu. Sai lầm này của nhà quản lý sẽ phát sinh ra hệ quả là các cá nhân hay bộ phận sẽ được đánh giá là hoàn thành KPI riêng nhưng chính doanh nghiệp lại không đạt đượt mục tiêu chủ đạo của mình.

4. Xây dựng KPI không hoạch định chiến lược

Về bản chất thì hệ thống KPI cần được xây dựng có chiến lược cụ thể nhưng nhiều doanh nghiệp lại quên mất điều đó. Một bộ KPI chuẩn phải có các chỉ tiêu bám sát bản đồ chiến lược hoặc các yếu tố thành công then chốt. Nếu như không hoạch định chiến lược xây dựng KPi ngay từ đầu thì các chỉ tiêu thiết kế chỉ là những mục tiêu mang tính vận hành nhằm đạt được các mục tiêu chức năng hay chỉ số hiệu quả (PI).

5. Giao KPI không gắn với hệ thống giao việc theo chuẩn

Việc giao chỉ tiêu KPI không dựa trên những nguyên tắc phân bổ chức năng cũng là sai lầm thường thấy khi xây dựng KPI ở các doanh nghiệp hiện nay. Nếu như không áp dụng dựa trên chức năng thì việc giao chỉ tiêu KPI sẽ tạo ra kết quả chồng chéo, lặp  gây lãng phí nguồn nhân lực khi một công việc được giao cho nhiều người. Việc chuẩn hóa lại phân bổ chức năng theo đúng từng vị trí, bộ phận là một điều kiện cần thiết để vận hành hệ thống KPI hiệu quả.

Đăng ký dùng thử nền tảng đào tạo AcaBiz