KPI chính là các chỉ số hiệu suất chính giúp cho các cá nhân, bộ phận và toàn doanh nghiệp có thể đếm và đo lường khách quan tiến trình làm việc, kết quả hoàn thành mục tiêu kinh doanh khác nhau mà mình đã đặt ra và cần phải đạt đượt trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế mà trong một doanh nghiệp thì mỗi bộ phận sẽ có những bộ KPI riêng để đánh giá và đó cũng là lý do mà bộ phận đào tạo nhân sự trong công ty cũng cần phải thiết lập cho mình những chỉ số KPI riêng sao cho phù hợp để nâng cao hiệu quả trong việc đào tạo nhân viên.
Có rất nhiều các loại KPI khác nhau để bộ phận đào tạo có thể theo dõi và đánh giá chương trình đào tạo. Có thể kể đến 8 loại KPI đào tạo quan trọng sẽ được Acabiz liêt kê trong bài viết dưới đây mà nhà quản lý có thể lựa chọn sao cho phù hợp với tính chất và mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp nhất.
1. Tỷ lệ vượt qua/ thất bại của hoạt động (Activity Pass/ Fail Rate)
Tạo ra quy định thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá năng lực theo định kỳ cho nhân viên là KPI mà nhiều nhà quản lý áp dụng để có thể dễ dàng đo lường năng lực của nhân viên sau mỗi chương trình đào tạo nhân sự. Kết quả đạt được sau mỗi bài kiểm tra là thước đo để các nhà quản lý sàng lọc nhân viên đạt hoặc không đạt, đưa ra những nhận xét đánh giá để nhân viên nỗ lực phấn đấu, thể hiện năng lực tốt hơn và lựa chọn các chương trình học phù hợp với chuyên môn, nguyện vọng của nhân viên.
2. Điểm kiểm tra trung bình (Average Test Score)
Điểm kiểm tra trung bình sau mỗi khóa đào tạo nhân viên sẽ giúp cho các cá nhân và nhà quản lý đánh giá được khả năng tiếp thu của học viên đối với khóa học, có sự thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực và chất lượng nội dung khóa học đó có thực sự tốt hay không.
Hơn thế nữa, đánh giá theo KPI trung bình có thể thể hiện rõ nét những đột biến trong kết quả đào tạo, kết quả công việc đặt ra giữa các tháng. Điều này phản ánh sự thay đổi trong quy trình làm việc, mục tiêu kinh doanh có đang đi đúng hướng hay không hoặc có cần sự thay đổi gì trong mô hình làm việc, đào tạo để phù hợp với xu thế và nhu cầu hiện đại.
>> Làm thế nào để tăng năng suất làm việc hiệu quả
3. Tỷ lệ phần trăm hoàn thành đào tạo (Training Completion Percentage Rate)
Bộ phận đào tạo trong doanh nghiệp cần áp dụng KPI tỷ lệ phần trăm hoàn thành đào tạo của riêng các phòng ban khác nhau và tỷ lệ chung cho toàn công ty. Tỷ lệ này sẽ giúp cho bộ phận đào tạo theo dõi thường xuyên tiến trình thực hiện khóa học, các chương trình đào tạo của nhân viên đến đâu, đã hoàn thành hay chưa, tránh trường hợp nhân viên không hoàn thành khóa học dẫn đến việc đạt kết quả không tốt, lãng phí thời gian và chi phí học tập.
Việc đặt ra KPI tỷ lệ phần trăm hoàn thành khóa học là điều bắt buộc đối với các bộ phận để đảm bảo chất lượng dạy và học cho nhân viên và doanh nghiệp. Bộ phận đào tạo sẽ có nhiệm vụ thông báo cho các cấp quản lý để họ nhắc nhở nhân viên hoàn thành khóa đào tạo đúng hạn.
4. Tỷ lệ hoàn thành vai trò công việc (Job Role Competency Rate)
Ứng dụng KPI thể hiện tỷ lệ hoàn thành vai trò trong công việc sẽ giúp nhà quản lý theo dõi tiến trình đào tạo của từng cá nhân. Đây là cách để nhà quản lý có thể nhìn ra kỹ năng, thế mạnh của nhân viên trong công việc, giúp họ phát triển chuyên môn một cách tốt nhất. Ngoài ra, nhìn vào KPI tỷ lệ hoàn thành vai trò công việc, cấp quản lý sẽ có những đánh giá khác nhau và đưa ra sự phân công vị trí công việc phù hợp cho nhân sự, tạo cơ hội trải nghiệm những vị trí mới, công việc mới để nhân viên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.
5. Tỷ lệ năng lực công việc của bộ phận (Departmental Job Competence Rate)
Đo lường tỷ lệ năng lực công việc là một cách đánh giá KPI phù hợp cho một hoặc nhiều bộ phận khác nhau. Cách này sẽ giúp cho bộ phận đào tạo so sánh tỷ lệ năng lực giữa các bộ phận với nhau để từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và yêu cầu nhằm giúp cho bộ phận kém hơn có sự chủ động thay đổi và tự cải thiện hiệu quả công việc.
6. Tỷ lệ phần trăm tuân thủ (Compliance Percentage Rate)
Bằng cách đánh giá KPI tỷ lệ phần tram tuân thủ thì người quản lý đào tạo sẽ nắm bắt được hiện trạng thực tế nhân viên đã hoàn thành khóa học, hay nhiệm vụ công việc được giao hay chưa Tỷ lệ này có thể được đánh giá theo tuần, theo quý để nhân viên có thể hoạch định, sắp xếp công việc hợp lý nhằm hoàn thành đúng hạn với tỷ lệ đạt mà nhà quản lý đề ra.
>> Xây dựng kể hoạch đào tạo nhân viên trong doanh nghiệp
7. Tỷ lệ tham gia lớp học (Class Attendance Rate)
Đây có thể là một loại KPI đánh giá hữu ích cho bộ phận đào tạo để lựa chọn ra các khóa học. Bằng việc đánh giá thông qua tỷ lệ số người tự nguyện tham gia lớp học, tỷ lệ học viên đến lớp, và số học viên vắng mặt mà nhà quản lý có thể chọn lọc những nội dung học phù hợp với kỹ năng, chuyên môn của từng đối tượng nhân viên.
8. Thời gian trung bình để hoàn thành (Average Time to Completion)
Chạy KPI kiểu này cho phép nhà quản lý xác định thời gian hoàn thành công việc, khóa học trung bình, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định ROI của đào tạo. Nhà quản lý đào tạo có thể xác định được chi phí đào tạo bằng cách đo lường như sau:
Số lượng người đã hoàn thành đào tạo x Thời gian hoàn thành trung bình cho mỗi khóa học x Tỷ lệ chi trả trung bình mỗi giờ học = Chi phí đào tạo
Để đo lường và đánh giá quy trình đào tạo hiệu qủa cho từng bộ phận, cách nhà quản lý có thể cân nhắc lựa chọn những bộ KPI đào tạo quan trọng được liệt kê phía trên đây. Đồng thời, ngoài việc sở hữu những thước đo KPI chuẩn chỉnh thì các doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư vào việc ứng dụng những hình thức đào tạo chuyên nghiệp, phù hợp với đội ngũ nhân viên công ty.
Acabiz chính là giải pháp đào tạo nhân sự tối ưu được nhiều doanh nghiệp lựa chọn gồm nhiều những tính năng ưu việt như hệ thống đào tạo trực tuyến giúp học viên có thể học mọi lúc, mọi nơi, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí tối đa và linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian đào tạo nhân viên. Đồng thời, Acabiz luôn đầu tư vào chất lượng các khóa học với số lượng khóa học đa dạng lĩnh vực, ngành nghề cùng với sự dẫn dắt, giảng dạy của các chuyên gia giáo dục hang đầu, đem lại giải pháp đào tạo nhân sự hoàn hảo nhất dành riêng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về Acabiz tại: https://acabiz.vn